
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtTheo các chuyên gia y tế, nước uống nếu không được xử lý đúng quy trình dễ tồn tại các vi khuẩn gây tiêu chảy, viêm đường ruột, thậm chí tích tụ dẫn đến ngộ độc kim loại nặng… Vì vậy, việc sử dụng nước không đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 320 cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình, đá viên (giảm khoảng 60 cơ sở so với năm 2021).
Để bảo đảm an toàn cho người sử dụng, ngay từ đầu năm 2022, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chất lượng nước đóng chai, đóng bình và phân cấp cho 30 quận, huyện, thị xã trực tiếp kiểm tra theo địa bàn quản lý.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra một cơ sở sản xuất đá viên trên địa bàn quận Hà Đông (Nguồn: Phương Thu/báo Hà Nội Mới)
Nội dung kiểm tra tập trung vào việc tuân thủ các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình và nước đá dùng liền, như: Điều kiện cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ; chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất cơ bản được tập huấn, thực hành tốt về quy trình sản xuất và chế biến thực phẩm an toàn; được khám sức khỏe định kỳ; cơ sở được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm…
Ngoài ra, các đoàn thanh tra, kiểm tra cũng đã tiến hành lấy mẫu nước uống đóng chai, đóng bình, nước đá dùng liền để kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Cùng với đó, các đoàn thanh tra, kiểm tra cũng hướng dẫn, tuyên truyền các cơ sở thực hành tốt các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Tính đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra hơn 50% số cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình hiện có trên toàn thành phố. Theo đánh giá của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, qua kiểm tra, hầu hết các cơ sở đã tuân thủ các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; hồ sơ thủ tục hành chính đầy đủ, còn hiệu lực; trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, xét nghiệm nguồn nước, tự công bố sản phẩm, kiểm định chất lượng sản phẩm theo đúng quy định.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một vài cơ sở chưa quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, nhân viên chưa được tập huấn đầy đủ các kiến thức về an toàn thực phẩm, còn sử dụng tay trần bốc đá viên… Các đoàn thanh tra đã tiến hành nhắc nhở, xử lý vi phạm, đồng thời yêu cầu cơ sở khẩn trương khắc phục.
Trong thời gian tới, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tiếp tục phối hợp với các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình, nước đá dùng liền trên địa bàn để kịp thời phát hiện cơ sở không bảo đảm chất lượng..., đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Tích cực xác minh cũng như khuyến khích người dân, báo chí phản ánh các cơ sở không bảo đảm an toàn thực phẩm…
Ngày 11/3/2025, Công ty CP Cấp Thoát nước Khánh Hòa phát thông báo cảnh báo về tình trạng mạo danh nhân viên để lừa đảo khách hàng.
Tại TP.HCM vừa diễn ra hội thảo giới thiệu ống nhựa PVC-O, do Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam, Tập đoàn Molecor (Tây Ban Nha) và Tập Đoàn Bình Minh Việt phối hợp tổ chức. Sự kiện thu hút hơn 50 đại biểu đến từ các công ty cấp thoát nước hàng đầu phía Nam như SAWACO, BIWASE, BWACO, Cấp nước Long An, Cần Thơ, Bến Tre,...
Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.
Ngày 7/3/2025 tỉnh Bình Dương khai mạc Giải BIWASE Tour Of Việt Nam, nằm trong khuôn khổ giải đấu thường niên Xe đạp Quốc tế nữ Bình Dương lần thứ XV tranh cup BIWASE thu hút 20 đội trong nước và quốc tế.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Cần xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, phát huy vai trò là “đòn bẩy” tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh nước sạch. Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức tại TP. Cần Thơ ngày 28/2.
Sau một thập kỷ xây dựng, dự án "siêu cống" Thames Tideway của London cuối cùng đã hoàn thành. Hệ thống cống ngầm quy mô lớn này, với chi phí đầu tư đạt 5 tỷ bảng Anh (tương đương 6,3 tỷ USD), hứa hẹn sẽ cách mạng hóa hệ thống xử lý chất thải của thành phố.
Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Cấp Thoát nước.
Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.