
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuất
1. Biết tin thành phố Hà Nội dự kiến thu tiền dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải tại 12 quận, thị xã, tôi hoàn toàn đồng ý với quyết định này.
Tuy nhiên, thành phố Hà Nội cần công khai, minh bạch các khoản thu và làm đúng như những gì đã cam kết với người dân là nước thải sẽ được xử lý trước khi xả ra môi trường. Tôi nghĩ, ai cũng sẵn sàng đóng góp để có một môi trường sống trong lành, sạch sẽ. Chứ như hiện tại thì ô nhiễm quá trầm trọng rồi.
(Vũ Văn Lâm, 35 tuổi, lái xe, sống tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy)
2. Tôi hoàn toàn đồng ý với phương án thu tiền dịch vụ thoát nước tại 12 quận, thị xã tại Hà Nội. Theo tôi, nên thu cao một tí có thể bằng giá nước sạch để vừa giảm thải nước ra môi trường vừa khuyến khích sử dụng nước tiết kiệm.
Tuy nhiên, thành phố Hà Nội phải tiến hành xử lý nước thải trước khi thu tiền phí của người dân. Hiện tại sông Tô Lịch nước vẫn đen và hôi thối, hậu quả của nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp vào hệ thống cống thoát nước.
(Lê Đình Lợi, 47 tuổi, giáo viên, sống tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy)
3. Tôi chưa thấy hợp lý với phương án thu tiền dịch vụ xử lý nước thải bởi vì hiện tại các công ty cấp nước đang thu 10% phí bảo vệ môi trường của gia đình tôi.
Cùng với đó hệ thống thoát nước thải vẫn chưa được quy hoạch. Theo tôi, thành phố Hà Nội cần xây dựng đường thoát nước thải cho mỗi hộ gia đình, khu dân cư trước khi tiến hành thu phí dịch vụ xử lý nước thải.
(Nguyễn Thanh Bình, 41 tuổi, nhân viên văn phòng, sống tại quận Ba Đình)
4. Tôi đồng ý với với phương án thu tiền dịch vụ thoát nước tại 12 quận, thị xã tại Hà Nội. Trước đây, tôi sống và làm việc ở Nhật Bản, tại Nhật nếu mua 1m3 nước sạch sẽ phải trả thêm 1m3 phí nước thải.
Nhưng nước thải ra môi trường thì đã được xử lý rồi đổ ra kênh, tôi thấy nước rất trong và sạch, người dân có thể nghịch, tắm và rửa mặt. Nước ta cũng nên học hỏi và phát triển dần dần chứ không để dậm chân tại chỗ mãi như vậy được!
(Nguyễn Hải Dương, 26 tuổi, kỹ sư, sống tại đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy)
5. Tôi rất đồng ý và mong thành phố Hà Nội sớm triển khai kế hoạch thu tiền dịch vụ thoát nước. Việc làm đó là rất cần thiết khi thành phố Hà Nội đang bị ô nhiễm, hệ thống thoát nước vẫn chưa hiệu quả.
Theo tôi số tiền ấy dùng để cải tạo, xây dựng hệ thống xử lý nước, hệ thống thoát nước cho thành phố, khắc phục được tình trạng ô nhiễm trên sông Tô Lịch, Kim Ngưu để môi trường ngày càng tốt hơn thì người dân luôn đồng lòng.
(Trương Mỹ Linh, 39 tuổi, kinh doanh, sống tại quận Tây Hồ)
6. Tôi thấy thành phố Hà Nội nên lên kế hoạch sử dụng khoản tiền thu phí xử lý nước thải này như thế nào, lộ trình, kế hoạch xây dựng, xây dựng hệ thống thoát nước thải, các biện pháp xử lý nước thải và hiệu quả đến đâu. Khi người dân thấy rõ tầm nhìn, kế hoạch chi tiết của thành phố thì họ sẽ sẵn lòng đóng thôi. Nếu mà chỉ nói người dân đóng tiền mà chưa rõ kế hoạch thì khó mà mọi người đồng thuận được.
(Nguyễn Thị My, 36 tuổi, nội trợ, sống tại quận Đống Đa)
7. Biết tin thành phố Hà Nội dự kiến thu tiền dịch vụ thoát nước tại 12 quận, theo tôi ở góc độ cung cấp dịch vụ thì thu tiền cũng được.
Nhưng đã thu tiền thì phải kèm theo cam kết về kế hoạch, lộ trình, về quy hoạch hệ thống thoát nước. Người dân đóng tiền để khắc phục tình trạng ngập lụt, tình trạng ô nhiễm trên sông Tô Lịch thì được, chứ đóng tiền mà vẫn ô nhiễm, vẫn ngập thì phải có người chịu trách nhiệm.
(Đỗ Thị Hà, 55 tuổi, kinh doanh nhà hàng, sống tại quận Long Biên)
8. Tôi sẵn sàng nộp phí dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải. Nhưng cơ quan chức năng khi thu tiền của người dân thì phải nói rõ kế hoạch xử lý nước thải, cam kết về tình trạng ngập úng, các sông thoát nước thông thoáng, sạch sẽ không ô nhiễm. Số tiền mà người dân đã nộp được sử dụng đúng mục đích, đúng nơi đúng chỗ thì tôi nghĩ dù có cao hơn nữa người dẫn luôn sẵn sàng để môi trường sống được tốt hơn.
(Đinh Đức Hùng, 30 tuổi, nhân viên văn phòng, sống tại quận Hoàn Kiếm)
9. Thành phố Hà Nội dự kiến thu tiền dịch vụ thoát nước tôi thấy chưa rõ ràng và hợp lý.
Đầu tiên, phải chứng minh số lượng nước thải ra bằng với số lượng nước tiêu thụ thì mới có căn cứ thu phí dựa theo hóa đơn tiền nước. Thứ hai, phải đảm bảo số tiền sẽ được đầu tư minh bạch vào hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải. Khu vực tôi sinh sống vẫn trong trình trạng mưa là ngập, nếu vẫn không hiệu quả ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Nếu thỏa mãn được những vấn đề trên thì người dân chúng tôi sẵn sàng đóng thêm chi phí.
(Nguyễn Văn Phong, 58 tuổi, về hưu, sống tại quận Tây Hồ)
10. Tôi nhất trí với việc thu phí dịch vụ thoát nước tại 12 quận, thị xã tại Hà Nội, đó là điều hợp lý và văn minh khi các nước trên thế giới đã làm từ rất lâu rồi.
Tuy nhiên, thành phố Hà Nội phải có cam kết sau khi thu phí thì nước thải ra môi trường được xử lý ở đâu và xả ra đâu. Phải cho người dân thấy được kết quả đã làm được thì tôi chắc chắn người dân rất sẵn sàng đóng phí dịch vụ xử lý nước thải để góp phần cải thiện môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp.
(Ngô Văn Đức, 44 tuổi, công nhân môi trường, sống tại quận Hai Bà Trưng)
Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ mất an ninh nguồn nước trở thành vấn đề cấp bách. Điều này liên tục được nhắc đến trước thềm Vietnam Water Week 2025. Các chuyên gia cho rằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là "chìa khóa" hữu hiệu nhất mở ra cánh cửa phát triển bền vững.
Từ ngày 7 đến 14/4/2025, thay mặt Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA), Chủ tịch VWSA Nguyễn Ngọc Điệp đã có chuyến công tác ra thăm, động viên, tặng quà cho các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Sự phát triển của AI kéo theo nhu cầu sử dụng lượng nước lớn đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo tìm kiếm, phát triển các hệ thống làm mát mới hiệu quả hơn.
Theo CNN, đảo quốc Nauru ở Thái Bình Dương đã quyết định khởi xướng sáng kiến "hộ chiếu vàng" với mục đích gây quỹ tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.
Ngày 10/3/2025, đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị.
Ngày 7/3/2025 tỉnh Bình Dương khai mạc Giải BIWASE Tour Of Việt Nam, nằm trong khuôn khổ giải đấu thường niên Xe đạp Quốc tế nữ Bình Dương lần thứ XV tranh cup BIWASE thu hút 20 đội trong nước và quốc tế.
Ngày 22/2/2025, tại Phú Thọ, Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng ngành nước Việt Nam (thuộc Hội Cấp Thoát nước Việt Nam) đã chủ trì tổ chức lớp tập huấn về một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng.
Một cuộc thăm dò sẽ được thực hiện vào cuối tháng 2/2025 nhằm mục đích xác định vị trí có nước trên Mặt Trăng. Qua đó, có thể giúp con người xây dựng kế hoạch định cư ngoài Trái Đất.