Nhiệt độ
Giếng cổ đá ong ở Đường Lâm
Nhắc đến xứ Đoài là nhắc đến một vùng rộng lớn trải từ phía Tây sang phía Bắc trung tâm châu thổ sông Hồng, nơi có ngôi làng đặc trưng ở Bắc Bộ, với cây đa, cổng làng, sân đình, nhà cổ và giếng nước cổ.
Đường Lâm, xưa thuộc đất Kẻ Mía, thuộc vùng bán sơn địa tỉnh Sơn Tây cũ (nay là Hà Nội), lưng dựa vào núi Tản, mặt hướng về sông Hồng. Địa điểm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km về phía Tây Bắc này được các con sông Đà, sông Tích bao bọc, nơi lưu trữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa.
Có lẽ hiếm có đất nào ở nước ta được như đất xứ Đoài, bởi bên cạnh làng cổ Đường Lâm, xứ Đoài cỏn là mảnh đất từng sinh hai Vua: Phùng Hưng Bố Cái Đại vương và Ngô Quyền. Ngoài ra, đây còn là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh, nơi lưu giữ không gian sống đầy sắc màu huyền bí không chỉ bởi kiến trúc cổ xây bằng đá ong mà còn từ nhiều sự thú vị, đặc biệt là giếng cổ đời nay vẫn nằm sâu trong tâm trí người dân.
Giếng cổ đá ong
Nhiều giếng cổ ở Đường Lâm còn lưu giữ hệ thống nước đa dạng, mỗi giếng lại ẩn chứa những giai thoại thú vị. Mặc trầm tích văn hóa, qua thời gian những chiếc giếng cổ vẫn như còn nguyên vẹn. Có những giếng tuổi đời đã hơn 4 thế kỷ.
Được xây dựng bằng đá ong rất đẹp và vững chãi nên giếng cổ ở Đường Lâm thường rộng từ 3-5 m không phải kè thành như ở các vùng đất khác. Đá ong là loại đá lấy từ sâu trong lòng đất, có bề mặt xù xì, nhiều lỗ, hình dạng giống tổ ong. Nổi bật trên nền kiến trúc đá ong tại Đường Lâm là sự độc đáo trong sắp xếp tạo hình và những hoa văn xưa hiện diện trên giếng cổ.
Ở Mông Phụ, một trong chín làng thuộc Đường Lâm, đá ong có ở mọi nơi, nằm sâu trong đất từ ruộng đồng tới ao vườn. Đây là loại đất sỏi, khi còn ở trong lòng đất thường mềm, nhưng sau khi được lấy lên gặp không khí thì càng để ngoài nắng mưa, càng rắn chắc, độ bền cao.
Có thể nhận thấy vai trò chủ đạo rõ nét nhất của đá ong đối với những chiếc giếng vì chính nước trong những giếng này được lọc qua đá ong. Hiện nay, người dân Đường Lâm vẫn dùng nước giếng đá ong cho sinh hoạt hàng ngày mà không cần qua thiết bị lọc nước.
Chuyên gia của Viện Địa chất thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, cơ chế lọc nước của đá ong dựa trên nguyên lý: Thành phần chính của đá ong là oxit sắt II, chất có khả năng hấp thụ kim loại nặng như asen, sắt, chì... rất cao. Khi tiếp xúc với nước, oxit sắt trong đá ong sẽ giữ lại chất bẩn.
Có lẽ vì thế, nước giếng ở Đường Lâm quanh năm trong vắt, mát rượi.
Sự độc đáo
Người dân xứ Đoài sử dụng giếng cổ lâu năm và coi đây là tài sản quý. Giếng nằm rải rác ở nhiều thôn xóm, có chiếc ở ven đường, có chiếc ẩn giấu trong đình làng, nhưng điểm chung là đều mang dáng dấp của thời gian.
Từ xa xưa, trước khi đào giếng, người ta đã tính toán cẩn thận, chọn nơi cao ráo, thoáng mát. Các bậc cao niên trong làng xem địa lý, phong thủy nơi đặt giếng thật kỹ để chọn được mạch nước trong mát, không đục, không mặn. Dù hạn hán hay lũ lụt, nước trong giếng vẫn không thay đổi, luôn luôn trong và sạch.
Như trên đã nhắc, ở Đường Lâm có làng Mông Phụ, công trình đình Mông Phụ được xây dựng rất công phu và hoành tráng ở vị trí trung tâm.
Người trông coi đình Mông Phụ kể với phóng viên Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam rằng, đình Mông Phụ đặt trên đầu một con rồng mà giếng làng là hai mắt, sân đình đào thấp hơn mặt bằng xung quanh, khi mưa xuống, nước từ ba phía ào ạt đổ vào (tụ thuỷ sinh tài), sau đó thoát ra theo hai cống nhỏ dọc bên hông đình như đôi râu rồng.
Hai chiếc giếng tương truyền là mắt của rồng có tên ‘giếng xóm Phủ’ và ‘giếng xóm Miễu’. Giếng xóm Phủ được coi là mắt phải, nước trong vắt và ngọt lịm quanh năm. Người làng chỉ dùng để làm nước ăn, làm tương và tuyệt đối không dùng tắm giặt.
Giếng quanh năm không bao giờ cạn dù gặp hạn hán, nên mỗi gia đình trong xóm thường cử một đại diện mang lễ vật ra giếng xóm Phủ khấn tạ vào ngày mùng 5 Tết hằng năm, cầu cho gia đình sung túc, bình an vô sự.
Giếng xóm Miễu nằm khuất trong một con ngõ và được coi là mắt trái của rồng. Tuy cũng được xây bằng đá ong, nhưng nước giếng này không được trong như giếng xóm Phủ. Người dân nơi đây cho rằng, nước giếng đục chính là điểm khuyết của con rồng. Họ chỉ dùng nước để tắm giặt hàng ngày chứ không nấu ăn.
Tại giếng Xui, có dòng chữ “Nhất phiến băng tâm” có nguồn gốc từ thơ Đường ghi trên tấm bảng, dường như để nhắc nhở người đời nên giữ gìn giếng làng sạch trong như giữ gìn tấm lòng trong sáng.
“Nước giếng Giang, khoai lang đồng Bường”
“Nước giếng Hè, chè Cam Lâm”
Ấy là người Đường Lâm nhắc đến giếng Hè và giếng Giang, bởi nước ở đây ngọt hơn cả, nhà nào làm đám cưới đều đến lấy nước về dùng.
Các bậc cao niên trong làng thường đun sôi nước giếng Hè, pha với búp chè xanh ở làng Cam Lâm bên cạnh, tạo nên loại trà rất ngon. Người dân ở đây kể lấy nước giếng Hè về dùng trong mỗi dịp đám cưới sẽ giúp đôi vợ chồng trẻ hạnh phúc đến đầu bạc, răng long. Phía sau tường giếng Hè là bờ ao nhưng nước trong giếng luôn cao hơn nước tại ao.
Ở Đường Lâm còn có một chiếc “giếng thiêng”, được truyền tai nhau có thể giúp được những phụ nữ đang nuôi con mà bị mất sữa hay không có sữa.
Giếng Chuông Sa có tên dân gian là “giếng sữa”. Đây là một giếng nhỏ và nông, khẩu giếng khá hẹp, đường kính chỉ 70-80 cm, sâu hơn 1 mét, nhưng nước giếng luôn có vị ngọt mát lành hết sức đặc biệt. Nước trong vắt suốt bốn mùa và có thể nhìn thấu tới đáy có một tảng đá ong cổ đã bạc màu.
Với người dân Đường Lâm, giếng làng lại là bộ phận không thể thiếu của di sản văn hóa vật thể của làng cổ, tạo nên nét đặc sắc rất riêng trong đời sống. Việc gìn giữ và bảo tồn những chiếc giếng cổ này sẽ làm tăng thêm giá trị di sản của ngôi làng Việt cổ Đường Lâm.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thông qua chất lượng hệ thống thông tin kế toán
SAWACO: Nhân rộng uống nước tại vòi
TPHCM: tiền dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tăng thêm 5% trên đơn giá cấp nước từ năm 2025
Cấp nước Gia Định: Tiếp tục tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối năm 2024
Đọc thêm
Thúc đẩy công tác Bình đẳng giới trong ngành Nước
Trong 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, mục tiêu về Bình đẳng giới (BĐG) toàn cầu đứng vị trí thứ 5. Điều đó cho thấy, BĐG là vấn đề rất quan trọng, giúp đỡ mọi người thể hiện rõ năng lực của mình trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.
Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2027
Sáng ngày 04/12/2024, Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đồng chí Nguyễn Văn Tươi được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ.
Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ
Với mong muốn giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, làm vơi bớt những mất mát đau thương mà bà con thôn Làng Nủ đã phải hứng chịu trong thời gian qua, Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam và Chi hội CTN miền Bắc đã lắp đặt hệ thống cấp nước cho bà con vùng lũ thôn Làng Nủ.
Cấp nước Bến Thành diễn tập cấp nước an toàn, ứng phó sự cố
Thực hiện Kế hoạch liên tịch số 4251/KH-CNBT-KT ngày 06/11/2024 giữa UBND Phường 1, Quận 03, Thành phố Hồ Chí Minh, vào sáng ngày 15/11/2024, Công ty CP Cấp nước Bến Thành đã thực hiện diễn tập cấp nước an toàn tại chung cư Nguyễn Thiện Thuật với tình huống “Bể tuyến ống Ø200DI hẻm 251 Nguyễn Thiện Thuật (đoạn từ số 22 Lô G đến số 26 Lô G)”.
Việt An: 14 năm bền bỉ mang tới các giải pháp đo lường
Với hơn 1.000 trạm quan trắc và 14 năm kinh nghiệm hợp tác cùng 1.500 tổ chức, Công ty CP Kỹ thuật Môi trường Việt An luôn nỗ lực mang tới các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực quan trắc môi trường và thiết bị đo lường công nghiệp.
Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước
Đây là nội dung chính được thảo luận trong cuộc gặp mặt giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc (Hội nước Hàn Quốc) và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) vào sáng 28/11 vừa qua.
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước
Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.
CLB Lãnh đạo nữ Chi hội CTN Miền Trung - Tây Nguyên tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn
Từ ngày 22 đến 24/11, CLB Lãnh đạo nữ Chi hội CTN Miền Trung - Tây Nguyên đã tổ chức chương trình hoạt động trong 6 tháng cuối năm 2024.
Nhựa Tiền Phong đồng hành cùng quá trình phát triển đô thị bền vững
Được thành lập vào ngày 19/5/1960, trải qua gần 65 năm hình thành và phát triển, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong nay đã vững chắc vị thế là một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành ống và phụ tùng nhựa tại Việt Nam và trở thành biểu tượng cho chất lượng và uy tín.