Nhiệt độ
Đồng Nai: Người nuôi thủy sản cần thận trọng vì nguồn nước bị ô nhiễm
Chất lượng nước mặt tại hầu hết các khu vực nuôi trồng thủy sản ở Đồng Nai đều bị ô nhiễm, đó là khuyến cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai khuyến cáo, được TTXVN trích dẫn. Đặc biệt, mùa mưa bắt đầu, chất lượng mặt nước tại các khu vực nuôi trồng thuỷ sản diễn biến phức tạp, khó lường.
Một người dân vớt cá chết trên sông La Ngà thuộc địa phận huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, tháng 5/2019. Trong đợt này, 81 hộ dân nuôi cá bè trên sông La Ngà bị thiệt hại sau vụ cá chết hàng loạt ngày 16/5. Số lượng cá chết lên tới gần 1.000 tấn. Ảnh tư liệu: Lê Xuân-TTXVN
Kết quả quan trắc nước mặt một số sông, rạch nuôi nhiều thủy sản gần đây cho thấy, nguồn nước tại các khu vực này bị ô nhiễm hữu cơ.
Cụ thể, tại làng nuôi cá bè trên sông La Ngà, huyện Định Quán có 6/17 thông số vượt quy chuẩn; đặc biệt là E.Coli và Amoni đều vượt 4,6 lần, sắt vượt 2,3 lần. Ngoài ra, chất lượng nước tại làng cá bè Tân Mai, làng cá bè Ba Xê nằm trên sông Đồng Nai, thuộc thành phố Biên Hòa cũng có nhiều thông số như: sắt, Coliform, E.Coli vượt chuẩn nhiều lần. Một số khu vực nuôi hàu, tôm ở huyện Nhơn Trạch và Tân Phú cũng bị ô nhiễm nguồn nước.
Theo nhận định của Sở, nguyên nhân khiến nguồn nước bị ô nhiễm là do quá trình nuôi trồng thủy sản phát sinh nhiều thức ăn dư thừa, chất thải của cá và con người đổ xuống sông, rạch cùng với mật độ lồng bè quá dày vượt khả năng tự làm sạch của nước.
Tại Đồng Nai đã từng xảy ra tình trạng, bước vào mùa mưa, nhiều khu vực nuôi trồng thủy sản cá bè chết hàng loạt và nguyên nhân là do nguồn nước bị ô nhiễm.
Vì vậy, Sở khuyến cáo chính quyền các địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thu gom, xử lý chất thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản; bảo đảm đúng mật độ nuôi, không nuôi quá dày; thận trọng xem xét diễn biến của thời tiết và nguồn nước nhằm ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Các đơn vị liên quan cần tăng cường giám sát chất lượng nước tại khu vực nuôi trồng thủy sản; kiểm soát chặt các nguồn thải xả ra sông.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
DEVIWAS nỗ lực mang tới các giải pháp về đồng hồ nước và công nghệ đồng hồ nước thông minh
Molecor hợp tác phân phối và chuyển giao công nghệ với tập đoàn Bình Minh Việt
Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đồng hành cùng sự phát triển của cộng đồng
Đọc thêm
Trạm Cấp nước sạch đảo Bạch Long Vĩ "vượt nắng thắng mưa" mang nguồn nước ngọt ra hải đảo
Bạch Long Vĩ vốn được biết đến là đảo "Vô thủy", do đó người dân trên huyện đảo luôn phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước ngọt. Thấu hiểu điều này, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng đã nỗ lực vượt qua nhiều thử thách, thi công xây dựng trạm cấp nước sạch cho người dân sử dụng.
Vận hành công trình bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và chất lượng nước. Do đó, Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2024 tập trung bàn luận giải pháp vận hành an toàn công trình cấp thoát nước thích ứng với BĐKH vào sáng 7/11/2024.
Hơn 1.000 đại biểu tham dự Lễ khai mạc sự kiện Vietnam Water Week 2024
Sáng 6/11, Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024 đã chính thức khai mạc trong thể tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia. Sự kiện do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức thu hút sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu trong nước và quốc tế.
Loại bỏ “hóa chất vĩnh viễn” khỏi nước bằng phương pháp điện phân mới
Bằng cách sử dụng các chất xúc tác nano chế tạo bằng laser bám trên giấy than ưa nước, nhóm nghiên cứu Đại học Rochester đã tạo ra phương pháp tiết kiệm chi phí để khắc phục hiệu quả tình trạng ô nhiễm PFOS.
Đoàn công tác VWSA tham dự Hội nghị và Triển lãm quốc tế PWWA lần thứ 30 (Philwater2024)
Đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Phó Viện trưởng Viện CTN&MT Hạ Thúy Hạnh làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị và Triển lãm quốc tế PWWA lần thứ 30 (Philwater2024) từ ngày 23 đến 25/10 tại Boracay (Philippines).
Gợi ý cách xử lý môi trường nước nuôi thủy sản sau thiên tai
Ngành nuôi trồng thủy sản miền Bắc đang đối mặt với nhiều thách thức sau bão YAGI. Khi bão rút đi, môi trường nuôi thủy sản bị xáo trộn, ảnh hưởng đến dinh dưỡng và phát triển của tôm cá. Với các biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường nước được gợi ý sau đây, người dân có thể sớm phục hồi sản xuất.
Tiếp cận phương pháp đổi mới trong đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam
Nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan để đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững tác giả đưa ra một đề xuất cụ thể.
Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh nỗ lực phục hồi sau siêu bão
Bão YAGI đi qua để lại hậu quả nặng nề cho hệ thống cơ sở hạ tầng tỉnh Quảng Ninh. Điện, nước và hệ thống viễn thông gần như bị tê liệt. Sau cơn bão, các CBCNV Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh (QUAWACO) đã không quản ngày đêm, ra sức phục hồi hệ thống cấp nước, phòng ngừa dịch bệnh sau khi lũ rút.
Quy trình chung xử lý nước ăn uống trong mùa mưa lũ
Trong trường hợp không có nước sạch để sử dụng, người dân có lấy nước từ sông, hồ... nhưng phải xử lý theo đúng quy trình trước khi sử dụng để phòng tránh dịch bệnh.