![Vận hành bởi VCCorp](https://vccorp.mediacdn.vn/vccorp-m.png)
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtHọ không thể dựa vào lượng thủy sản được mùa lũ mang lại nữa, vì biến đổi khí hậu đã khiến cơn mưa trở nên bất thường. Thay vào đó, bà con nông dân đã quây ruộng, ngăn lũ và biến những vùng trũng của khu vực trở thành những đồng ruộng màu mỡ. Phải chăng đây là phương án tối ưu, khi biến đổi khí hậu đang tiếp tục đe dọa nguồn nước sạch cần thiết cho chính mùa vụ trồng lúa?
Biến đổi khí hậu đe dọa hệ thống cấp nước nông thôn
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, ĐBSCL hiện có khoảng 360 đến 400 nhà máy nước và trạm cấp nước tập trung với tổng công suất là 1.153.580 m3 mỗi ngày, cấp cho các đô thị và một số khu công nghiệp trong vùng, trong đó có 30-35% nhà máy khai thác nguồn nước ngầm và 65-70% nhà máy sử dụng nguồn nước mặt. Tuy nhiên, các hệ thống cấp nước này chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương. Tỷ lệ cấp nước cao nhất là 95,5% tại Trà Vinh và chỉ có 50,4% tại Bến Tre.
Biến đổi khí hậu chính là một thách thức lớn với hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn ở ĐBSCL. Phát biểu tại hội thảo “Giải pháp cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu,” ông Michael Waters, kỹ sư nguồn nước đại diện cho Ngân hàng Thế Giới tại Hội thảo Giải pháp Cấp nước vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Vietwater 2021, nói: “Tại một số khu vực ở ĐBSCL, phần lớn nguồn nước được khai thác từ các mạch nước ngầm. Nhưng trong những năm gần đây, nguồn nước này đã giảm đến 30m ở một số địa phương.” Mối quan tâm chính hiện nay chính là tính bền vững của việc khai thác nước ngầm cho các vùng nông thôn ở ĐBSCL.
Cũng theo ông Michael Waters, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới hệ thống cấp nước qua hai quá trình chính: các biến đổi về khí tượng thủy văn (nhiệt độ, lượng mưa) và mực nước biển dâng. Hai quá trình này làm trầm trọng hóa các nguy cơ trực tiếp ảnh hưởng hệ thống thoát nước nông thôn. Hạn hán, sạt lở đất, ngập lụt, xói mòn, xâm nhập mặn và ô nhiễm đều có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước tiềm năng cho các nhà máy và trạm cấp nước nông thôn. Các nguy cơ được tổng hợp trong phần trình bày của ông Michael Waters như sau:
Hạn hán làm tăng nhu cầu khai thác nước của người dân, đặc biệt là việc sử dụng máy tưới lúa. Các rủi ro sạt lở đất, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước cũng tăng lên. Đặc biệt, theo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam (2016), nguy cơ hạn hán do khí tượng ở Cà Mau đang diễn biến xấu đi và dự kiến sẽ nghiêm trọng hơn vào năm 2050.
Sạt lở đất có thể làm tăng nguy cơ lũ lụt và xâm nhập mặn. Mặc dù bị ảnh hưởng ít nhiều vì BĐKH, nhưng sạt lở đất cũng trở nên nghiêm trọng hơn vì sự khai thác quá mức nguồn nước ngầm của người dân.
Ngập lụt dẫn đến những rủi ro làm gián đoạn hoạt động cấp nước, ví dụ như việc ngập hố khoan, giếng, máy bơm,…khiến chúng không thể vận hành và khó được sửa chữa.
Xói mòn ven sông ngày càng nghiêm trọng do lũ lụt và khiến công suất kênh tăng lên và sự xâm nhập mặn trở nên nghiêm trọng hơn.
Xâm nhập mặn là vấn đề nghiêm trọng của các khu vực cửa sông và bán đảo, khiến nguồn nước ngọt nhiễm mặn và không thể sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.
Ô nhiễm nguồn nước mặt do chính nước thải từ các khu vực đô thị và công nghiệp gây ra khi chúng bị tắc lại từ các rào cản dòng chảy (như cổng ngăn mặn).
Theo đánh giá của Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường (ICEM), biến đổi khí hậu sẽ ngày càng khiến các nguy cơ trên xảy ra thường xuyên hơn và trầm trọng hơn, dẫn tới tình trạng thiếu nước hiện nay của người dân càng trở nên cấp thiết hơn.
Trong bối cảnh này, các giải pháp thuận thiên trong nông nghiệp là vô cùng cần thiết.
Mối quan tâm chính hiện nay là tính bền vững của việc khai thác nước ngầm cho các vùng nông thôn ĐBSCL
Lấy người dân làm trung tâm để phát triển bền vững
Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhận định Nghị quyết số 120/NQ-CP do Chính phủ ban hành năm 2017 đã thúc đẩy một khởi đầu mới với ĐBSCL và được người dân tại đây nhiệt tình đón nhận. Ngành nông nghiệp chính là ngành tiếp thu và thực hiện rõ nét nhất những ý tưởng sáng tạo, quan điểm chỉ đạo của Chính phủ trong văn bản này. Ý kiến của Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã được phản ánh rất rõ ràng qua việc thử nghiệm với các mô hình sinh kế dựa vào mùa nước nổi để khôi phục con lũ trong dự án “Mô hình sinh kế dựa vào mùa nước nổi hỗ trợ chiến lược lưu trữ lũ tại đồng bằng sông Cửu Long” do chương trình IUCN thực hiện tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Long An.
“Lúa gạo là ngành hàng tốn nhiều nước. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, điều kiện tài nguyên nước của dòng sông Mê Công không còn như ngày xưa nữa”, ông Hoan chia sẻ.
Để trả lời cho bài toán thiếu nước của dòng sông Mê Công, dự án đã áp dụng các mô hình sinh kế dựa vào nước lũ sao cho phù hợp nhất với điều kiện của từng địa phương. Các mô hình đó bao gồm: du lịch sinh thái sen, mô hình kết hợp cá - sen, lúa mùa nổi, nuôi cá mùa lũ và các loại cây rau nổi khác nhau (ấu, hẹ nước...). Nhờ đó bà con thu nhập ổn định trong các mùa lũ, đồng thời, giúp đất trồng nghỉ ngơi và tạo điều kiện để nước lũ bù đắp lại phì nhiêu. Người nông dân có thể tăng thu nhập từ 25%-150% so với khi không tận dụng mùa nước nổi.
“Sự tuần hoàn và đan xen của các ngành hàng trong một năm cũng làm phục hồi hệ sinh thái hay phục hồi dinh dưỡng đất đai. Đất đai sẽ tốt hơn, giảm áp lực phải dùng các loại phân bón hay hóa chất, giảm chi phí cho người nông dân cũng như tạo ra các nông sản sạch, có giá trị cao hơn, an toàn vệ sinh thực phẩm,” Bộ trưởng Hoan cho biết thêm.
Tại xã Tân Kiều huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp, người dân đã được tập huấn kéo miết tơ sen lấy sợi và kiến thức về kỹ thuật trồng sen. Còn ở xã Vĩnh Châu B, Vĩnh Thạnh và Vĩnh Lợi thuộc huyện Tân Hưng tỉnh Long An, mô hình trồng sen lấy ngó đã đem lại lợi nhuận trung bình 29,3 triệu đồng/ha.
Các sản phẩm tiểu thủ công này hiện đang trong giai đoạn sơ khai và còn có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Ngày 26/12/2024 tại TP.HCM, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức Hội thảo "Thách thức và giải pháp cung ứng nước sạch cho TP.HCM và các đô thị Việt Nam". Nhiều tham luận, giải pháp khoa học cung ứng nước sạch cho các đô thị được các học giả, chuyên gia trong và ngoài nước được giới thiệu tại hội thảo.
Từ 14/12/2024, các trụ nước uống tại vòi do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) lắp đặt ở các điểm công cộng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người dân.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư cải tạo môi trường các dòng sông, nhưng vẫn chưa có giải pháp tổng thể để hồi sinh các dòng sông “chết” và khai thác giá trị lịch sử, văn hóa theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các sở, ngành của TP. Hà Nội sẽ làm việc với Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai để tìm giải pháp kỹ thuật cũng như vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây để cải thiện môi trường sông Tô Lịch.
Với mong muốn giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, làm vơi bớt những mất mát đau thương mà bà con thôn Làng Nủ đã phải hứng chịu trong thời gian qua, Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam và Chi hội CTN miền Bắc đã lắp đặt hệ thống cấp nước cho bà con vùng lũ thôn Làng Nủ.
Hà Nội vừa bắt đầu vận hành thử nghiệm dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, với công suất 100.000 m3/ngày đêm, nâng tỉ lệ xử lý nước thải của Thủ đô lên 40%.
Bạch Long Vĩ vốn được biết đến là đảo "Vô thủy", do đó người dân trên huyện đảo luôn phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước ngọt. Thấu hiểu điều này, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng đã nỗ lực vượt qua nhiều thử thách, thi công xây dựng trạm cấp nước sạch cho người dân sử dụng.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và chất lượng nước. Do đó, Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2024 tập trung bàn luận giải pháp vận hành an toàn công trình cấp thoát nước thích ứng với BĐKH vào sáng 7/11/2024.
Sáng 6/11, Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024 đã chính thức khai mạc trong thể tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia. Sự kiện do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức thu hút sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu trong nước và quốc tế.