
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtVới tốc độ trên, nêu trong Phân tích dữ liệu của Water UK từ năm 2021 do tổ chức Angling Trust thực hiện, các công ty sẽ mất 2.000 năm để thay thế đường ống của họ, The Guardian đưa tin hôm 23/8.
Southern Water và Severn Trent là những công ty thực hiện chậm nhất, với tỷ lệ thay thế trung bình là 0,03% mạng lưới đường ống mỗi năm.
Northumbrian và South West Water đứng đầu bảng xếp hạng với khoảng 0,2% mạng lưới được thay thế hàng năm.
Hầu hết các nước Châu Âu thay thế đường ống nước ở tốc độ khoảng 0,5% một năm, mang lại tuổi thọ dự kiến khoảng 200 năm cho mỗi đường ống.
Ống PVC hiện đại có thể tồn tại từ 50 đến 100 năm tùy thuộc vào điều kiện mặt đất và các yếu tố khác.
Mạng lưới đường ống xuống cấp của Anh là một trong những nguyên nhân gây rò rỉ một lượng nước lớn mỗi năm, làm trầm trọng thêm tác động từ hạn hán và dẫn đến lệnh cấm sử dụng ống mềm.
Các công ty nước ở Anh và xứ Wales đã mất hơn 1.000 tỷ lít nước do đường ống rò rỉ vào năm ngoái, theo số liệu mới nhất của ngành.
The Guardian dẫn thông tin từ Ofwat, cơ quan quản lý tài chính của ngành nước Anh Quốc cho biết, các công ty nước đã mất trung bình 2.923,8 triệu lít nước mỗi ngày trong giai đoạn 2021-2022, tương đương 1.060 tỷ lít cả năm, mặc dù Ofwat cho biết số liệu này vẫn chỉ là tạm tính cho đến khi hoàn thành các cuộc kiểm tra xác nhận.
Rò rỉ nước từ các đường ống cũ đang làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ở Anh.
Ảnh: Maureen McLean/Rex/Shutterstock
Nhiều người trong ngành cấp nước đã lên tiếng tố cáo về tình trạng đáng báo động của mạng lưới đường ống của nước này, cho rằng các công ty cấp nước đang để cho hệ thống nước thải bị vỡ, dẫn đến ngập lụt, nước thải tràn ra sông hoặc rò rỉ, thấm xuống đất gây ra các vấn đề về sức khỏe và an toàn.
Martin Salter, Giám đốc Chính sách của Angling Trust, nói với The Guardian: "Dữ liệu hiện có về tỷ lệ thay thế đường ống nước thải cho thấy tỷ lệ thay thế hoặc lắp đặt mới điển hình ở Anh là khoảng 0,05% mỗi năm".
"Như vậy, có thể hiểu Ofwat và các công ty cấp nước đang kỳ vọng hệ thống cống sẽ tồn tại 2.000 năm - lâu hơn 10 lần so với mức trung bình của châu Âu. Trong những tình huống ô nhiễm như thế này, chúng tôi ngày càng lo ngại là dù có sửa chữa thế nào, tuổi thọ của các đường ống xuống cấp hiện nay sẽ chỉ kéo dài một thời gian ngắn trước khi cá và động vật hoang dã tiếp tục chết hàng loạt".
Vỡ các đường ống thoát nước thải cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến động vật hoang dã và sông ngòi, làm tràn nước thải thô vào các nguồn nước.
Cuối tuần trước, một vụ rò rỉ nước thải bị nghi ngờ là do các đường ống hỏng hóc ở sông Ray gần Swindon đã khiến cho quần thể cá trên ba dặm của một nhánh sông Thames chết hàng loạt.
Theo điều tra sơ bộ của Phòng Thủy sản thuộc Cơ quan Môi trường, đã có hơn 2.000 con cá chết thống kê được ở khu vực lấy mẫu.
Seaford, East Sussex, một khu vực bờ biển bị ảnh hưởng do nước thải thô bị xả ra biển gần đây.
Ảnh: Dan Kitwood/Getty Images
Người phát ngôn của Thames Water cho biết: "Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ tối quan trọng của chúng tôi và chúng tôi rất buồn khi phải nói rằng ô nhiễm do vỡ đường ống gần trạm bơm nước thải Haydon End đã khiến cá chết ở sông Ray. Chúng tôi đang làm việc với Cơ quan Môi trường để đảm bảo dòng sông trở lại bình thường sớm nhất có thể".
"Chúng tôi đã hoàn tất việc sửa đường ống thoát nước bị hỏng và sẽ sớm di chuyển các tàu chở dầu, dùng để loại bỏ nước thải trong khi sửa đường ống, ra khỏi khu vực. Ô nhiễm từ vụ vỡ đường ống đã lan đến tận hợp lưu giữa sông Ray và sông Thames, và chúng tôi đã đặt vòi rồng vào nước để giảm tác động của ô nhiễm".
"Các nhà khoa học môi trường của chúng tôi không tìm thấy bằng chứng cho thấy sông Thames đã bị thiệt hại do ô nhiễm. Họ đang tiến hành thêm các cuộc kiểm tra từ sông Thames trở lại nguồn gây ô nhiễm để xem dòng sông đang phục hồi như thế nào", người này nói thêm.
The Guardian đã liên hệ với Water UK, cơ quan đại diện thương mại cho các công ty nước, để lấy bình luận về việc thay thế đường ống.
Theo thông tin từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chính phủ và các đối tác của các quốc gia vùng Thái Bình Dương phải hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo có thể duy trì hoạt động của mình về mặt tài chính để cung cấp các dịch vụ cấp nước chất lượng cao và dễ tiếp cận cho mọi người.
Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ mất an ninh nguồn nước trở thành vấn đề cấp bách. Điều này liên tục được nhắc đến trước thềm Vietnam Water Week 2025. Các chuyên gia cho rằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là "chìa khóa" hữu hiệu nhất mở ra cánh cửa phát triển bền vững.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Hà Nội đang nghiên cứu giải pháp cải tạo sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.
Thường trực Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Cấp, Thoát nước để khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp, thoát nước.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Chuyên gia cho rằng, phá dỡ tòa nhà “Hàm cá mập” làm cho tầm nhìn từ khu vực phố cổ ra hồ Gươm rộng hơn rất nhiều, đồng thời cần nghiên cứu xây dựng các công trình ngầm để tạo thành một không gian tổng thể.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.