Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Cống thoát nước - mối nguy hiểm “ẩn mình” dưới bể bơi

Mùa hè là thời điểm thích hợp cho trẻ em tham gia các hoạt động ngoài trời, và một trong những lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh là bơi lội.

Vào thời gian cao điểm từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, tình trạng quá tải xảy ra thường xuyên ở những bể bơi công cộng, nơi không hoàn toàn an toàn nếu ta cân nhắc đến một yếu tố mà ít người để ý tới: tai nạn với hệ thống lọc nước.

CỐNG THOÁT NƯỚC - MỐI NGUY HIỂM “ẨN MÌNH” DƯỚI BỂ BƠI - Ảnh 1.

Cấu tạo hệ thống lọc nước

Một bể bơi thông thường sẽ bao gồm 5 bộ phận chính: bể bơi, bể cân bằng, hệ thống lọc nước, hệ thống khử trùng và hệ thống đường ống dẫn nước. Những bộ phận này được kết nối với nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh để vận hành bể bơi. Trong quá trình xử lý nước, nước trong bể được tuần hoàn liên tục từ bể chính và bể cân bằng, di chuyển qua hệ thống lọc, hệ thống khử trùng. Hoạt động lọc nước tuần hoàn, lọc nước bẩn từ bể bơi thông qua đường ống đầu vào của bộ lọc dẫn đến việc phân phối nước trong bể. Nhờ áp lực của thiết bị bơm mà nước được đẩy qua cát lọc trong bình lọc cát, nơi thu gom các chất bẩn, cặn bã và loại bỏ chúng trong các lớp lọc kế tiếp.

Có hai dạng hệ thống ống nước chính cho bể bơi. Có thể chỉ có một cống chính được kết nối bằng một đường ống với máy bơm hồ bơi; hoặc cống chính được sử dụng như một bộ cân bằng không áp suất, kết nối với máy lọc nước hồ bơi. Hình thức thứ hai này được cho là an toàn hơn do lực tác động nhỏ hơn, ít tạo nguy hiểm.

Tại sao nói hệ thống này gây nguy hiểm?

Hệ thống thoát nước bể bơi hoạt động do nhiều lực hút, nước được hút xuống để lọc. Tuy nhiên đây lại là nguyên nhân chính khiến cống bể bơi là mối nguy hiểm tiềm ẩn. Nếu như bơi quá gần, tóc, đồ trang sức, ngón tay hoặc bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể người bơi cũng có thể bị hút vào.

Với áp lực hút trung bình có thể lên tới khoảng hơn 300 kg, khả năng cao người bơi khó thoát ra được một khi đã bị hút. Hệ thống thoát nước bể bơi thường có lưới lọc bên trên, nhưng trong nhiều trường hợp các lỗ trên tấm lưới quá lớn, hay do lắp đặt không đúng cách hoặc vẫn do lực hút quá mạnh nên đã có những tai nạn thương tâm xảy ra.

Trên thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp bị cuốn tóc hoặc bị hút vào cống thoát nước gây tử vong. Gần đây nhất là năm 2019, một bé gái 12 tuổi người Nga đã không may tử nạn trong kỳ nghỉ cùng gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ khi bị hút vào máy bơm của bể bơi khách sạn.

Cũng vào năm ấy tại Việt Nam, lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cùng Công an hai quận Bắc Từ Liêm và Tây Hồ, Hà Nội đã kịp thời phát hiện và giải cứu một bé gái 5 tuổi bị hút cả hai cánh tay vào ống hút cặn của bể bơi.

Làm thế nào để bơi lội an toàn?

Những nhóm người dễ gặp tai nạn ở hồ bơi thường là trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người có sức khỏe yếu, trong đó trẻ em chiếm tới hơn 70% do đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, cơ thể nhỏ nên khi gặp áp lực lớn từ những ống xả sẽ khó có thể xoay xở và dễ mất kiểm soát.

Vì thế khi đưa con em tới bể bơi công cộng hay những khu giải trí dưới nước, các phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, để an toàn cho trẻ khi đi bơi, cha mẹ nên cho con sử dụng phao, mũ bơi và kính bơi. Việc sử dụng phao sẽ giúp trẻ tránh được những va chạm bất ngờ khi bơi ở những nơi đông người, còn kính và mũ sẽ bảo vệ mắt và tai, làm giảm tỉ lệ mắc những bệnh lây nhiễm.

Cha mẹ cũng nên luôn luôn quan sát và để ý, không để trẻ bơi một mình, đặc biệt là ở những bể bơi sâu và nhất là khi trẻ chưa bơi thành thạo. Trong trường hợp ngay cả khi trẻ đã bơi tốt cũng không nên chủ quan, dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Thứ hai là chú ý những nơi nguy hiểm, điển hình như những đường ống hút nước hoặc rãnh thoát nước của bể bơi. Do nước được bơm qua một hệ thống lọc, hút ra khỏi bể và chảy vào các đường ống nên đó sẽ là những nơi áp lực hút rất mạnh; tuyệt đối không lại gần hay chơi đùa ở những khu vực đó để tránh đường ống có thể hút tóc, đầu và thậm chí là toàn bộ cơ thể vào trong.

Ngoài ra khi đi bơi, chúng ta cũng cần kiểm tra kỹ khu vực bơi trước xuống nước. Xung quanh bể bơi có thể bị nứt, vỡ, thành bể có góc cạnh sắc nhọn hoặc các khớp nối đường ống có thể cắt đứt da, khiến chúng ta bị chảy máu, bầm tím hay các thương tích khác.

Người sử dụng dịch vụ ở bể bơi cũng cần kịp thời thông báo cho quản lí để xử lý những hư hỏng trong thiết bị. Những người quản lí cũng phải có trách nhiệm tu sửa, tân trang lại bể để đạt yêu cầu an toàn tối đa cho người sử dụng dịch vụ.

Cuối cùng là cách xử lý tình huống khi bản thân hoặc những người xung quanh bị hút vào ống thoát nước, rãnh xả bể bơi, bồn tắm.

Khi phát hiện người đi bơi bị hút, hãy giữ bình tĩnh và nhờ người nhanh chóng tắt hệ thống thoát nước (với bể bơi tại nhà) hoặc tìm cách báo cho nhân viên cứu hộ trực tại bể bơi để họ ngắt hệ thống hút và xả nước, tránh tình trạng người gặp nạn bị hút sâu hơn. Sau đó gọi đội cứu hộ và khẩn trương di chuyển người bị nạn lên bờ hoặc tới bệnh viện nếu cần thiết.

Tác giả:
Duy Uyên
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.

Diễn đàn 11/07/2024
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.

Chính sách 10/07/2024
Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Ngày 22/6/2024 tạị Indonesia, TS. Nguyễn Ngọc Điệp - Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và ngài Agus Fatoni - Cục trưởng Cục Tài chính Khu vực, Bộ Nội vụ Indonesia (MOHA); Quyền Thống đốc tỉnh Nam Sumatra đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác, hỗ trợ, nâng cao năng lực ngành nước Việt Nam – Indonesia.

Quốc tế 23/06/2024
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Bài viết trình bày việc tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững.

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

Những năm gần đây, mỗi khi mưa lớn, nhiều con phố trên thành phố Hà Nội diễn ra tình trạng úng ngập cục bộ do hệ thống thoát nước không ổn định và chất lượng suy giảm. Do đó, vấn đề thoát nước cần được quan tâm nhiều hơn và đưa ra giải pháp cụ thể cần sớm được giải quyết.

Sông Tô Lịch và những kỳ vọng cho tương lai

Sông Tô Lịch và những kỳ vọng cho tương lai

Sông Tô Lịch thường xuyên đối mặt với tình trạng ngập tràn rác thải sinh hoạt lẫn các chất thải hóa học gây khó chịu cho người dân xung quanh và người tham gia giao thông. Do đó, những nỗ lực thay đổi của các cấp chính quyền địa phương được kỳ vọng sẽ thay đổi bộ mặt của dòng sông lịch sử này.

Giải quyết tình trạng đô thị “Cứ mưa lớn là ngập úng”

Giải quyết tình trạng đô thị “Cứ mưa lớn là ngập úng”

Đầu tháng 5 vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) một lần nữa đối mặt với tình trạng úng ngập cục bộ tại hầu hết các tuyến phố. Thực tế này đòi hỏi các đô thị lớn trong đó có TP.HCM cần tìm ra lời giải cụ thể nhằm chấm dứt và giải quyết tình trạng “cứ mưa lớn là ngập úng”.

Thủ tướng thăm hỏi người dân vùng khô hạn Ninh Thuận, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ

Thủ tướng thăm hỏi người dân vùng khô hạn Ninh Thuận, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ

Trưa 28/4, nhân chuyến công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian đến thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán; thị sát, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ và các giải pháp ứng phó của tỉnh.

Top