Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Cộng đồng quốc tế hợp tác chặt chẽ với Việt Nam phát triển ĐBSCL

28/09/2017 00:00

Cộng đồng quốc tế sẵn sàng hợp tác chặt chẽ và chia sẻ với Việt Nam vì sự phát triển của ĐBSCL, các đại biểu tham dự Hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL cho hay.

► Nước là yếu tố cốt lõi trong phát triển ĐBSCL


Trong hai ngày 26 - 27/09, tại Cần Thơ, rất nhiều các đại sứ, lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ, Ngân hàng thế giới đã tham dự Hội nghị phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Là một khách mời đặc biệt tại hội nghị lần này, Ông Hermen Borst, Phó Cao ủy Đồng bằng Hà Lan, Đại sứ quán Hà Lan rất nhiệt thành chia sẻ kinh nghiệm quản lý và cách thức hoạt động tại Hà Lan để Việt Nam học hỏi.

Ông Hermen Borst cho biết, ĐBSCL có những thách thức khá giống với đồng bằng Hà Lan như thừa nước trong lũ lụt, thiếu nước trong mùa khô, tình trạng xâm nhập mặn... Đây là những thách thức đang tăng lên theo thời gian cả tần suất và tác động. Cũng như tại ĐBSCL, ở Hà Lan có chủ trương đẩy mạnh việc phối hợp liên vùng giữa Chính phủ và các tổ chức chính quyền quản lý tại địa phương để lập ra những kế hoạch hành động dài hạn.

Theo ông Hermen Borst, đây chính là yếu tố quan trọng bởi Việt Nam cần một tầm nhìn dài hạn để có thể xây dựng những giải pháp hiệu quả; đặc biệt là đối với tình trạng ngập lụt và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Ông Hermen Borst cho rằng, tất cả những dự án, đề án đang tiến hành hiện nay cần phải dựa trên kế hoạch dài hạn này.
 


Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà trao đổi với Giám đốc Quốc gia UNDP Louis Chamberlain bên lề Hội nghị sáng 27/9. Ảnh: Việt Hùng

“Tại Hà Lan, chúng tôi có Ủy ban chuyên trách cụ thể về vấn đề đồng bằng, có vai trò rất hữu ích trong việc kêu gọi hợp tác giữa các bên có liên quan”, ông Hermen Borst cho biết.

Trong khi đó, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione khẳng định tầm quan trọng của việc quản lý ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu; đại diện WB nhấn mạnh tầm quan trọng trong phối hợp liên ngành, đa ngành; có sự thống nhất trong nhận thức, hành động, hợp tác chặt chẽ giữa Trung ương với địa phương, giữa chính quyền với khu vực tư nhân để phản ứng linh hoạt với những biến động, phát triển bền vững ĐBSCL; WB kiến nghị các giải pháp quả cảm, mạnh mẽ thu hút, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, chuyển đổi mô hình sản xuất, lấy tầm nhìn toàn khu vực cho các lựa chọn đầu tư; vốn hóa các lợi ích cạnh tranh, lợi ích so sánh; xây dựng quỹ phát triển ĐBSCL...

Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, Giám đốc Quốc gia UNDP Louis Chamberlain khuyến cáo một số nội dung để phát triển bền vững ĐBSCL: Đẩy mạnh hợp tác liên chính phủ; xây dựng cách tiếp cận tổng thể mang tính chiến lược, tránh trùng lặp chính sách; bảo đảm các nguồn lực phát triển hiệu quả; có cách tiếp cận về tài chính phù hợp (nhánh công, nhánh tư), huy động mạnh mẽ hơn các nguồn vốn nước ngoài, tư nhân; đẩy mạnh chia sẻ thông tin; xây dựng mô hình thích ứng rủi ro; sử dụng hiệu quả nguồn nước ngầm; ngăn chặn hạn hán, xâm nhập mặn; phát huy được các tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng; chú trọng tới nhóm người dễ bị tổn thương; không để ai bị bỏ lại phía sau...

Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam Christian Berger nhấn mạnh việc hợp tác vì sự phát triển của ĐBSCL, khẳng định Chính phủ Đức sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong giải quyết những thách thức này. Đại sứ Đức cũng bày tỏ đồng tình với việc cần thành lập Hội đồng phát triển vùng để điều phối chung; đẩy mạnh chuyển đổi, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tạo giá trị cao hơn; phối hợp thực hiện hiệu quả các dự án chống sạt lở, sụt lún; có giải pháp thu hút đầu tư, quản lý hiệu quả nguồn nước; huy động, sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả...

Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam đánh giá cao việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị quan trọng này, cho rằng đây là thông điệp mạnh mẽ Việt Nam đưa ra để đối mặt với các thách thức về biến đổi khí hậu. Khẳng định Hà Lan cùng các đối tác phát triển sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực này, Đại sứ khuyến nghị các giải pháp liên quan đến hoàn thiện khung khổ chính sách, kiện toàn về tổ chức, thống nhất về quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm nguồn lực tài chính... trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tác giả bài viết: Khương Trung
Nguồn tin: Monre.gov.vn
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Việt Nam - Australia: Xây dựng dự án nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu

Việt Nam - Australia: Xây dựng dự án nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu

Ngày 05/5/2025, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với đoàn tư vấn dự án của Australia nhằm khảo sát, xây dựng dự án “Nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu và Cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”

Quốc tế 08/05/2025
Xây dựng uy tín tín dụng: Chìa khóa giúp doanh nghiệp ngành Nước tiếp cận tài chính bền vững

Xây dựng uy tín tín dụng: Chìa khóa giúp doanh nghiệp ngành Nước tiếp cận tài chính bền vững

Để đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030, Việt Nam cần huy động hiệu quả mọi nguồn lực phát triển. Trong đó, ngành Nước với vai trò thiết yếu không chỉ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước mà cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư với các doanh nghiệp hoạt động độc lập, minh bạch, bền vững về tài chính.

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực cấp thoát nước

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực cấp thoát nước

Sau những mô hình hợp tác thành công trước đây, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tiếp tục là cầu nối trong mối quan hệ hợp tác giữa Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) và Công ty CP Nước sạch Bắc Ninh.

Quốc tế 05/05/2025
Kết nối doanh nghiệp ngành Nước giữa Việt Nam và Israel

Kết nối doanh nghiệp ngành Nước giữa Việt Nam và Israel

Chiều 23/4/2025, Lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện Văn phòng Kinh tế & Thương mại Israel tại Việt Nam. Tại cuộc họp, phía Israel bày tỏ mong muốn tìm hiểu thị trường và kết nối với các doanh nghiệp cấp thoát nước của Việt Nam.

Quốc tế 25/04/2025
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc

Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).

Quốc tế 27/03/2025
Nguy cơ băng tan nhanh do dòng hải lưu mạnh nhất thế giới suy giảm

Nguy cơ băng tan nhanh do dòng hải lưu mạnh nhất thế giới suy giảm

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.

Nghe nhìn 19/03/2025
Quốc đảo Nauru bán "hộ chiếu vàng" cứu quốc gia khỏi cảnh nước biển dâng

Quốc đảo Nauru bán "hộ chiếu vàng" cứu quốc gia khỏi cảnh nước biển dâng

Theo CNN, đảo quốc Nauru ở Thái Bình Dương đã quyết định khởi xướng sáng kiến "hộ chiếu vàng" với mục đích gây quỹ tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.

Quốc tế 14/03/2025
Ngày nước thế giới 2025: Bảo tồn các dòng sông băng vì phúc lợi nhân loại

Ngày nước thế giới 2025: Bảo tồn các dòng sông băng vì phúc lợi nhân loại

Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.

Quốc tế 12/03/2025
Ngành nước Việt Nam - Hoa Kỳ còn nhiều dư địa để hợp tác

Ngành nước Việt Nam - Hoa Kỳ còn nhiều dư địa để hợp tác

Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.

Quốc tế 04/03/2025
Top