
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtThời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu đang tàn phá sức khỏe và sự an toàn của con người, an ninh lương thực và nước cũng như sự phát triển kinh tế xã hội, bài đăng ngày 8/9 trên tạp chí Smart Water Magazine dẫn báo cáo "Tình trạng Khí hậu Châu Phi 2021" của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho hay.
Báo cáo nói Châu Phi chỉ chiếm khoảng 2-3% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu nhưng lại chịu hậu quả không tương xứng.
Bốn trên năm quốc gia châu Phi khó có thể quản lý bền vững tài nguyên nước vào năm 2030.
(Ảnh: Rogan Ward/Reuters)
Các thông điệp chính:
• Nhiệt độ: Châu Phi ấm lên với mức trung bình khoảng +0,3°C/thập kỷ từ năm 1991 đến năm 2021, nhanh hơn mức 0,2°C trong giai đoạn 1961-1990.
• Nước biển đang dâng lên ở các bờ biển châu Phi với tốc độ cao hơn tốc độ trung bình toàn cầu, đặc biệt là ở Biển Đỏ và Tây Nam Ấn Độ Dương.
Đến năm 2030, dự tính 108-116 triệu người ở châu Phi phải đối mặt với nguy cơ nước biển dâng.
(Ảnh: Reuters)
• Hạn hán ở Đông Phi đã trở nên tồi tệ hơn sau nhiều mùa mưa ít nước liên tiếp kết hợp với xung đột gia tăng, dân cư do đó phải di dời và các hạn chế do COVID-19.
• Thời tiết cực đoan: Lũ lụt nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến nhiều nước. Nhiều nước Bắc Phi đã gặp nắng nóng khắc nghiệt đi kèm với cháy rừng.
• Thiên tai: Trong 50 năm qua, các thiên tai do hạn hán đã cướp đi sinh mạng của hơn nửa triệu người và dẫn đến thiệt hại kinh tế hơn 70 tỷ USD.
• Nước ngọt: Tổng diện tích bề mặt của Hồ Chad đã thu hẹp từ 25.000 km2 trong những năm 1960 xuống còn 1.350 km2 vào những năm 2000.
• Các sông băng ở Đông Phi xích đạo đang tan chảy nhanh hơn mức trung bình toàn cầu.
• Mất an ninh lương thực: Nhiệt độ tăng đã góp phần làm giảm 34% tăng trưởng năng suất nông nghiệp kể từ năm 1961 - nhiều hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới.
• Di dời dân cư: Lũ lụt và hạn hán kinh niên, nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến các hình thái di dời dân cư.
• Hệ thống Cảnh báo Sớm: Ở Châu Phi, tỷ lệ áp dụng Hệ thống Cảnh báo Sớm Đa Mối nguy (MHEWS) thấp hơn các khu vực khác, với chỉ 4/10 người được hỗ trợ.
• Dịch vụ khí hậu: Hiện nay, có 28 quốc gia cung cấp các dịch vụ khí hậu từ cơ bản đến thiết yếu và chỉ có 9 nước cung cấp đầy đủ các dịch vụ đó.
• Căng thẳng về nước: Khoảng 418 triệu người thiếu nước sinh hoạt cơ bản và 779 triệu người thiếu các dịch vụ vệ sinh cơ bản.
• Quản lý tài nguyên nước: nhiều quốc gia không đủ năng lực để thực hiện Quản lý tổng hợp tài nguyên nước, và nhiều hoạt động diễn ra năm 2020 trên cơ sở bột phát, với nguồn tài chính không bền vững.
Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.
Ngày 11/6/2025, Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp cùng Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tổ chức Hội thảo giới thiệu Mạng lưới NewIBNET tới các doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam, khởi động chương trình thí điểm chia sẻ dữ liệu hiệu suất ngành Nước đầu tiên tại Việt Nam.
Với hai trụ cột "đổi mới" và "sáng tạo", Diễn đàn và Triển lãm ngành Cấp Thoát nước Indonesia 2025 là sự kiện trọng tâm của ngành nước Indonesia trong bối cảnh đô thị hóa. Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp Thoát nước và Môi trường - đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tham dự sự kiện.
Từ ngày 4/6 đến 6/6/2025, tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc gia (NECC), Thượng Hải (Trung Quốc) đã diễn ra sự kiện Triển lãm Công nghệ xử lý nước thải (WieTec 2025). Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) dẫn đầu đoàn doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam tham dự sự kiện.
Ngày 30/5/2025, Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), các đơn vị thành viên gồm: Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Nước sạch Sài Gòn, Công ty CP Đầu tư Nước Tân Hiệp, Công ty CP Cấp nước Kênh Đông và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) đã được ký kết.
Sáng 22/5/2025, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi tiếp đón và làm việc với đại diện Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu (KWS) và Hiệp hội Kinh doanh nước Hải ngoại của thành phố Kitakyushu (KOWBA) về việc ký kết MOU giữa hai bên.
Tại buổi làm việc với Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) diễn ra vào sáng ngày 22/5/2025, đại diện Cơ quan Đối tác ngành Nước Hungary (HWP) đã xác nhận sẽ có phần tham luận tại buổi hội thảo khoa học diễn ra trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2025.
Sáng ngày 22/5, tại văn phòng Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA), lãnh đạo Hội đã có buổi tiếp đón và làm việc với các thành viên của tổ chức Các công ty ngành Nước quốc tế và Việt Nam (Water:hub SEA).
Từ ngày 20 đến 22/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị Adelaide, Hội thảo và Triển lãm ngành nước Australia (Ozwater'25) đã chính thức diễn ra thu hút các nhà lãnh đạo, chuyên gia và doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới. Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) dẫn đầu đoàn Doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam tham dự Ozwater'25.