
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtMức tiêu thụ đạm (hay protein) ở Mỹ, từ cả nguồn thực vật và động vật, đang ở mức cao nhất thế giới, theo Science Daily.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Ecology and the Environment của Đại học California, Davis (UC Davis) phát hiện, nếu người Mỹ nạp vào một lượng protein theo mức khuyến nghị, tỷ lệ thải nitơ dự kiến vào năm 2055 sẽ thấp hơn 27% so với hiện nay dù cho dân số tăng lên.
Đồng thời, điều này cũng giảm 12% lượng nitơ thải ra các hệ thống thủy sinh ở Mỹ và giảm 4% tổng lượng nitơ thất thoát vào không khí và nước.
Đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính tác động của protein trong khẩu phần ăn đối với lượng nitơ dư thừa trong môi trường thông qua chất thải của con người.
Nếu người Mỹ nạp vào một lượng đạm theo khuyến nghị, tỷ lệ thải nitơ dự kiến vào năm 2055 sẽ thấp hơn 27% so với hiện nay dù cho dân số tăng lên. Ảnh: minh họa
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các thành phố ven biển có thể dẫn đầu trong việc giảm lượng nitơ trong nước thải.
TS. Maya Almaraz thuộc Viện Môi trường của UC Davis, người đứng đầu nghiên cứu nói với Science Daily: "Hóa ra con người không cần nhiều protein như lượng tiêu thụ thường ngày, và điều này để lại hậu quả đối với sức khỏe và hệ sinh thái dưới nước".
"Nếu có thể nạp một lượng protein phù hợp, chúng ta có thể bảo vệ các tài nguyên của mình tốt hơn", TS Almaraz nói thêm.
Xu hướng tiêu thụ protein
Cơ thể con người cần protein. Tuy nhiên, khi cơ thể hấp thụ nhiều hơn so với nhu cầu, các axit amin dư thừa sẽ phân hủy protein thành nitơ, được thải ra ngoài cơ thể chủ yếu qua nước tiểu và đi vào hệ thống nước thải.
Điều này gây ra dư thừa nitơ trong các nguồn nước, có thể dẫn đến sự nở hoa của tảo độc hại, "vùng chết" thiếu oxy và nước uống bị ô nhiễm.
Các nhà khoa học đã ước tính lượng bài tiết nitơ trong nước thải hiện tại và tương lai dựa trên dữ liệu điều tra dân số của Hoa Kỳ.
Họ nhận thấy con số này có xu hướng tăng theo thời gian, với lượng nitơ thải ra tăng 20% từ năm 2016 đến năm 2055. Sự gia tăng đó đi kèm với gia tăng dân số và già hóa dân số, là nhóm người cần nhiều protein hơn để kiểm soát sự mất cơ.
Nếu nạp vào cơ thể một lượng đạm vừa đủ, con người có thể bảo vệ tài nguyên tốt hơn. Ảnh: minh họa
Tiềm năng của các thành phố ven biển
Các thành phố ven biển phải đối mặt với sự gia tăng dân số mạnh mẽ trong những thập kỷ tới, và các mô hình di cư ngoại ô cho thấy sự di dân thường đi kèm với gia tăng chất dinh dưỡng có trong nước thải, nước mưa và các nguồn khác.
Nghiên cứu cho thấy các thành phố dọc theo bờ Tây, Texas, Florida, Chicago và đặc biệt là phía Đông Bắc Mỹ có tiềm năng lớn trong việc giảm thải nitơ vào các nguồn nước.
Bảo vệ môi trường không khó
Nghiên cứu phát hiện, nước thải đóng góp 15% tổng lưu lượng nitơ từ đất liền ra đại dương ở Bắc Mỹ.
Hiện nay đã có công nghệ loại bỏ được đến 90% nitơ trong nước thải, tuy nhiên chỉ dưới 1% nước thải được xử lý bằng công nghệ này do chi phí cao.
Trong khi đó, một chế độ ăn cung cấp vừa đủ protein theo nhu cầu của cơ thể vừa có lợi cho sức khỏe, vừa giảm ô nhiễm nitơ trong môi trường mà không tốn thêm chi phí xử lý nước thải.
Tham gia nghiên cứu còn có TS Caitlin Kuempel của Đại học Queensland, GS Andrew Salter của Đại học Nottingham, và GS Benjamin Halpern của Đại học UC Santa Barbara.
Nghiên cứu nhận tài trợ từ Trung tâm Phân tích và Tổng hợp Sinh thái Quốc gia, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) và Quỹ Rockefeller.
Theo thông tin từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chính phủ và các đối tác của các quốc gia vùng Thái Bình Dương phải hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo có thể duy trì hoạt động của mình về mặt tài chính để cung cấp các dịch vụ cấp nước chất lượng cao và dễ tiếp cận cho mọi người.
Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ mất an ninh nguồn nước trở thành vấn đề cấp bách. Điều này liên tục được nhắc đến trước thềm Vietnam Water Week 2025. Các chuyên gia cho rằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là "chìa khóa" hữu hiệu nhất mở ra cánh cửa phát triển bền vững.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Hà Nội đang nghiên cứu giải pháp cải tạo sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.
Thường trực Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Cấp, Thoát nước để khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp, thoát nước.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Chuyên gia cho rằng, phá dỡ tòa nhà “Hàm cá mập” làm cho tầm nhìn từ khu vực phố cổ ra hồ Gươm rộng hơn rất nhiều, đồng thời cần nghiên cứu xây dựng các công trình ngầm để tạo thành một không gian tổng thể.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.