
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtVua Tự Đức (1829-1883) của triều Nguyễn đã nhiều lần lên tiếng bài bác chuyện đắp đê, thậm chí hạ bút phê phán đoạn chép về việc đắp đê trong sử thời trước. Tuy nhiên các vua triều Nguyễn đều được đào tạo khá cẩn thận về kiến thức thiên văn, thời tiết, nên có nhiều lần bàn luận về nước lụt rất xác đáng.
Điển hình như vào mùa thu năm Minh Mạng thứ 20 (1839), theo bộ sử “Đại Nam thực lục” thì trước khi nước lụt về kinh thành vài hôm, khi ra coi chầu, vua Minh Mạng (1791-1841) đã bảo Kinh doãn (quan cai quản kinh thành) là Phạm Thế Trung rằng: “Ngạn ngữ nói ‘Trời sắp mưa lụt, cứ nghiệm các giống chim trở về núi thì biết’. Xét ra, mưa lụt thì sóng biển nổi lên ỳ ầm, hơi nước bốc lên tanh hôi, các chim đều kiếm ăn ở bờ biển cho nên tránh về núi. Câu nói ấy cũng có lý. Trẫm đoán mùa thu này mưa lụt có thể vào trước sau ngày 24, 25, không biết lúa má ở Kinh đã thu hoạch xong chưa?”.
Thế Trung thưa rằng lúa thu hoạch mười phần đã được tám, chín phần. Vua nói: “Mùa màng đã xong, mưa lụt chẳng sao”. Sau đó quả nhiên mưa.
Vua lại dụ cho quan Kinh doãn rằng: “Thấy nước lụt, ta sinh buồn, ngắm trăng không vui, băn khoăn về đường sinh sống của dân, ngủ không yên giấc! Các người nên thể theo ý ta, tùy nghi chẩn cấp, khiến cho những tiểu dân cùng khốn chóng được khởi sắc, nhà cửa đổ nát tu bổ lại dần dần. Còn những người vô tội mà bị chết đuối, càng đáng thương xót, cũng nên liệu cấp tiền tuất để cùng được đội ơn. Phàm những dân đói đến ăn, đều là con đỏ của triều đình, không cứ hạt nào, có thể chẩn cấp cho cả một loạt”.
Cũng trong bộ sử này, ghi lời vua Thiệu Trị (1807-1847) kể lại cho các quan lời dạy của vua cha (Minh Mạng) về vấn đề lũ lụt ở kinh thành: “Hoàng khảo dụ tận mặt cho ta biết rằng: Về phương Nam, xét đến sử sách các đời để lại, ít động đất mà nhiều gió to. Năm Gia Long thứ 10 (1811), năm Minh Mạng thứ 8 (1827), đều có một lần bão. Gần đây, xem khí trời và sắc gió, rất sợ vài năm sau, không khỏi có tai hại về bão lụt, hình như khí vận xui nên thế! Phải nên cẩn thận tu tỉnh lấy mình mới có thể cầu đảo mà tránh đi được. Ta bái lĩnh lời minh huấn, cẩn thận lưu tâm, chưa đầy 4 năm, quả nhiên có bão lụt. Thực là bậc thánh nhân biết trước cơ trời, mưu cho con cháu. Nói đến đây ta rất đau lòng, cảm động đến chảy nước mắt!“.
Vào thời vua Tự Đức (1829-1883), năm 1878, đến tháng 11 âm lịch, kinh thành Huế vẫn có mưa lụt luôn mấy ngày, bộ Lễ tâu lên vua xin làm lễ cầu tạnh. Tuy nhiên nhà vua cho là khí hậu hơi muộn, việc cấy lúa của nhà làm ruộng còn chậm, không cho cầu đảo nhàm, nên dụ cho bộ Lễ rằng: “Lúc ngày thường biết ở chỗ nhà kín không hổ thẹn, thì thần minh ngày ngày soi xét cho ở đó, cầu đảo đã lâu rồi, nếu ngày thường không việc gì là không làm, khi có việc mới cầu thần, cách ấy kém lắm”.
Lời bàn của vua Tự Đức vào năm 1879, cho thấy chủ ý của ông về vấn đề trị thủy chống lụt. Mùa thu năm ấy, mưa lớn, đê điều các tỉnh miền Bắc từ Sơn Tây, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên đến Nam Định nhiều nơi vỡ, quan các tỉnh đều dâng sớ tâu bày về nước sông. Nhà vua xem tập sớ, dụ rằng: “Tính của nước là chảy xuống chỗ thấp, trị thủy phải thuận theo tính của nước, khơi ra thì thông, lấp lại thì vỡ. Cho nên, xưa vua Vũ khơi đi mà thành công, ông Cổn ngăn lại mà thất bại. Kế hay nhất về việc trị sông của Giả Nhượng, cũng chỉ nhường cho nước chảy, dời dân đi mà thôi, chứ không có kế lạ gì khác. Gần đây, các tỉnh đều giữ ý kiến về giới hạn, chỉ nghĩ tiện cho mình, không tính đến lợi hại của cả sông, rốt cuộc cũng nhọc tốn mà không được việc, năm ấy năm khác chỉ thêm hại cho dân, đều do lấy sức làm cưỡng, không yên theo tự nhiên, làm cho được vô sự. Năm nay nước lụt rút xuống nên ở thượng du, đê chỗ nào thực có thể giữ được nguồn sống của dân, thì hãy nén đắp lấp lại, còn thì không nên đắp cưỡng, các đê bối đều bãi bỏ tất cả, cho nước chảy đi. Lại sai dân tùy thời dự tránh đi trước, xem một vài năm dòng sông chảy thuận đi thế nào, sẽ làm kế hay, chớ khiến dân đã khốn khổ về nước, lại khốn khổ về đê, nuôi của sức của dân, để dùng về sau này. Đó là rất thỏa đáng, quan địa phương chớ giữ ý kiến riêng của mình mà làm cưỡng”.
Cũng thời vua Tự Đức, khi đê nhỏ bằng cát ở tỉnh Hưng Yên bị vỡ, một số huyện như Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ ngập mất lúa chiêm và nước xói vào một số xã thuộc Bắc Ninh phía bờ bên kia, Thượng thư bộ Hình là Phạm Thận Duật đã tâu rằng: “Cái thế sông Nhị Hà chảy xuống Biển Đông, thực không thể ngăn được, thì cái đê nhỏ bằng cát thường vỡ ấy không thể lấp cưỡng được. Nghĩ nên bỏ mặc, cho đường nước chảy được rộng. Duy nay chỗ vỡ đã cho chảy thông, thì cái đê nhỏ riêng hạt Hải Dương ở về hạ lưu ngăn trở đường sông, như đê nhỏ ở tổng Phú Mễ, tưởng nên mở ở chỗ khác ra vài trăm trượng, cho nước theo đó chảy nhanh đến các ngã ba sông Quang Dực, Chanh Xuyên để chảy ra cửa biển Thái Bình. Lại ở hai cửa sông Phần, sông Kinh cũng nên cho khơi thông, để nước theo đó chảy đến sông Hàm Giang rồi chảy ra các cửa biển Ngải Am, Văn Úc. Như thế thì nước sông Nhị Hà có chỗ chảy chia đi, có thể không ngại lắm”.
Tuy nhiên, khi nghe lời tâu của vị Thượng thư, vua Tự Đức đã bảo rằng: “Giữ nước sông khó được toàn lợi cả, như nói nước lụt bị nước triều ngăn trở, thì ví như khoảng mùa hạ, hằng ngày thường có gió đông ganh đua với gió nam, khi gió đông mạnh thì tự nhiên mát mẻ khoan khoái. Nay nếu có thể làm cho nước lụt chảy nhanh, thì nước triều tự nhiên lui đi. Tóm lại, vì cửa biển rất xa, khoảng giữa phần nhiều làm đê điều ngăn lấp quanh co, đến nỗi dòng nước không chảy nhanh, tự nhiên và ra chẳng ở chỗ này, thì ở chỗ kia”.
Nhà vua còn bổ sung: “Nhớ lại từ lúc mới giữ nước sông, khai dòng sông Chiêm Đức (tức Thiên Đức), là muốn cho nước sông chảy về mạn đông, cho nên tỉnh Hải Dương trước không có đê giữ nước sông mà nay thì có, tỉnh Hà Nội trước thường bị hại mà nay thì yên. Là bởi sông mất đường cũ, không theo ngành chính chảy về Nam Định, tất phải chảy về Hải Dương, mà vỡ ngang ra. Người giữ nước sông phải xem tất cả các chằm ngòi sông biển trong cả xứ, chỗ nào cao, chỗ nào thấp, chỗ nào nhẹ, chỗ nào nặng mới được. Nói phải rõ ràng, làm phải có công hiệu, đâu có đều chia giới hạn, chỗ này thì lấp, chỗ kia thì khơi; đến nỗi 10 năm nay thường vỡ không ngăn được, chẳng phải là lỗi của các quan ư? Trẫm không thể đi đến tận nơi, mắt được trông thấy, vì dân tính kỹ kế hay an toàn, thực rất tiếc lắm. Nay giao cho bộ Công chép ra giao 3 tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh phải cùng lòng bàn tính thế nào cho xứng ý trẫm”.
Trong trận lụt ở kinh thành năm Tự Đức thứ 33 (1880), vị vua này cũng có lời bàn khá sát sao về chuyện khơi dòng cho nước chảy. Khi đó, vua bảo bộ Công rằng: “Các cống tiêu nước ở bên trong, bên ngoài hoàng thành, cung thành, Kinh thành, lâu ngày bị lấp, để nước mưa ứ nhiều, bộ thông sức cho đều phải khơi thông. Lại như các nha thự, đường sá, chỗ nào thấp ướt, đều bồi đắp cao phẳng, để tiện ở và đi. Ty Công chính nên thường xem xét chớ quên”.
Từ lời vua Tự Đức, có thể thấy nhà vua am hiểu khá tường tận về vấn đề kênh mương, tiêu nước và thoát nước.
Chiều 23/4/2025, Lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện Văn phòng Kinh tế & Thương mại Israel tại Việt Nam. Tại cuộc họp, phía Israel bày tỏ mong muốn tìm hiểu thị trường và kết nối với các doanh nghiệp cấp thoát nước của Việt Nam.
Sáng ngày 18/4/2025, Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (UDC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của mình .
Từ ngày 7 đến 14/4/2025, thay mặt Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA), Chủ tịch VWSA Nguyễn Ngọc Điệp đã có chuyến công tác ra thăm, động viên, tặng quà cho các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Diễn ra tại Thanh Hóa, Hội nghị BCH Chi hội Cấp thoát nước miền Bắc lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 - 2025 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động chuyên môn và phát triển bền vững của ngành Cấp Thoát nước (CTN) khu vực miền Bắc.
Mới đây, Công ty CP Cấp nước Trung An đã vinh dự đón nhận Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 do Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) trao tặng. Đây là minh chứng cho thấy nỗ lực của công ty trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả quản lý nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Năm 2024, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) không chỉ tập trung đảm bảo cấp nước an toàn, mà còn chú trọng phát triển hệ thống cấp nước hiện đại, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thành phố. Điều này được thể hiện thông qua 10 sự kiện tiêu biểu dưới đây.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn do ông Đinh Hữu Học, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lạng Sơn làm trưởng đoàn và Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang do ông Nguyễn Văn Phương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang làm trưởng đoàn đã đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh
Sáng 03/4/2025, Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng ngành Nước Việt Nam (VWTC) thuộc Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã khai giảng khóa học kỹ năng truyền thông, quan hệ khách hàng dành cho doanh nghiệp cấp thoát nước.
Hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày thành lập, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức “Hội diễn nghệ thuật quần chúng” với mong muốn thúc đẩy phong trào văn hoá doanh nghiệp cũng như nâng cao đời sống tinh thần cho toàn thể CBCNV.