Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Cà Mau đối phó với sạt lở gia tăng trong năm 2022

23/06/2022 17:01

Sụt lún, sạt lở đất ven sông ngày càng nghiêm trọng ở Cả Mau đã trở thành vấn đề khẩn thiết đối với cư dân vùng sông nước dù chính quyền đang làm mọi cách để ứng phó, báo Nhân Dân đưa tin.

Giữa tháng 6, các vụ sạt lở ven sông ở tuyến cơ sở liên tục được báo về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau, tỉnh ven biển cực Nam thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long. Có ngày trên địa bàn một huyện xảy ra đến vài vụ.

Kênh xáng Cái Ngay (ấp 4, xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn) tiếp nhận dòng nước đục ngầu từ sông Cửa Lớn. Nhiều hộ gia đình chịu thiệt hại nặng nề, trong đó có những vựa thu mua tôm cũng bị nước cuốn đi.

Kênh này là một trong hai tuyến sông ăn thông ra Biển Đông lớn nhất ở Cà Mau, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Đây là lý do tạo nên mực nước chênh lệch khá lớn giữa nước ròng và nước lớn, kéo theo dòng chảy cuồn cuộn như thác lũ.

Ông Trần Thanh Điền, ngụ ấp 4 (xã Hiệp Tùng) chia sẻ về việc căn nhà ông bị nhấn chìm: "Chỉ còn cái nóc là lộ trên mặt nước. Chính quyền cũng nhanh chóng có mặt để hỗ trợ. Qua đo đạc, khu vực sạt lở dài khoảng 40 m, ngang 20 m, độ sâu ít nhất khoảng 4 m. Chỉ riêng tài sản thiệt hại hơn 250 triệu đồng".

Một đoạn đường nông thôn nằm cạnh bờ sông ở ấp Hiệp Tùng (xã Hiệp Tùng) ghi nhận vị trí sạt lở dài 34 m, ngang 4 m, sâu 3,5 m vào rạng sáng 17/06/2022, dù trước đó người dân nói rằng không phát hiện dấu hiệu bất thường.

Cùng khoảng thời gian trên, cặp triền sông Cửa Lớn (thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn) ghi nhận dài 7 m, ngang 10 m, sâu khoảng 3,5 m.

Hiểm họa sụt lún, sạt lở đất ngày càng tăng về cường độ và số vụ trong mùa mưa bão ở vùng sông nước Cà Mau, đặc biệt là các huyện ven biển.

Huyện có nhiều vụ sạt lở nhất là Đầm Dơi: từ đầu năm 2022 đến ngày 17/6 đã xảy ra 30 vụ sạt lở ven sông, hư hỏng hơn 20 nhà dân, hơn 200 m lộ bê-tông vùng nông thôn, hai cống xổ tôm, một trụ sở sinh hoạt văn hóa ấp, tổng thiệt hại hơn 2 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi Nguyễn Phương Bình nói: "Mới khoảng hai tháng cao điểm mùa mưa bão 2022 mà số vụ sạt lở ven sông của địa phương đã bằng gần 50% tổng số vụ sạt lở của cả năm 2021". Những khu vực gần nơi xảy ra sạt lở, chiều dài rạn nứt gấp 2-3 lần nơi đã sạt lở, chực chờ sụt xuống bất cứ lúc nào.

Vùng sông nước Cà Mau cảnh báo hiểm họa sạt lở  - Ảnh 1.

Nhà dân ở xã Tân Thuận (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) hư hỏng nặng vì sạt lở đất. (Ảnh: Báo Nhân dân/Hữu Tùng)

Huyện Năm Căn có 10 vụ, tổng chiều dài sạt lở hơn 236 m, thiệt hại và hư hỏng 10 nhà dân và 119 m lộ nông thôn.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau, Nguyễn Long Hoai thông tin: "Qua khảo sát thực tế, mỗi năm hai bờ sông, rạch ở Cà Mau mỗi bên sạt lở trung bình khoảng 25 cm. Cộng dồn trong 10 năm gần đây, Cà Mau đã mất đi ít nhất 4.000 ha đất vì sạt lở ven sông".

Giải pháp ứng phó

Chủ tịch UBND xã Hiệp Tùng Đồng Quốc Trung cho biết: "Xã có thành lập đội tình nguyện, huy động dân quân tự vệ tham gia giúp dân những lúc nhà cửa hư hỏng do mưa bão, sạt lở đất. Cực nhất là những tháng cao điểm mùa mưa bão, có hôm chính quyền và đơn vị chức năng ở cơ sở phải thức trắng đêm để hỗ trợ người dân".

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Năm Căn Trần Đoàn Hùng, ngoài yếu tố địa chất, thủy văn, ảnh hưởng của dòng chảy mạnh thì nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ sạt lở còn do tác động từ con người, nhất là việc hộ dân tự ý cơi nới hạ tầng nhà cửa, nơi buôn bán lấn nhiều ra mép sông, gây áp lực lên nền đất yếu.

Ngoài ra, ông cũng đề xuất địa phương tuyên truyền, nhắc nhở người dân sống ven sông ý thức hơn trong việc cơi nới nhà cửa, đồng thời cũng mong tỉnh có biện pháp can thiệp tại những vị trí sạt lở xung yếu ven sông nhằm giảm thiệt hại.

Ông cũng mong muốn tỉnh sẽ tăng cường kinh phí, trang bị thêm các dụng cụ thiết yếu để lực lượng chuyên trách cấp huyện thực hiện tốt hơn nữa chức năng hỗ trợ người dân trong những tình huống thiên tai xảy ra.

Đại diện ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau cho biết, chính quyền và các đơn vị chức năng địa phương đang cắm biển cảnh báo tại 130 vị trí sạt lở bờ sông trên toàn tỉnh; trồng cây ven sông bảo vệ nhà cửa; phối hợp các đơn vị chuyên trách hạn chế công suất vận tải đường thủy ở những vị trí xung yếu có đông dân cư, thường xuyên xảy ra sạt lở ven sông.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Tô Quốc Nam, để giải quyết căn cơ bằng các giải pháp công trình kè quy mô thì suất đầu tư lớn và khá tốn kém.

Theo ước tính, kinh phí xây dựng 1km kè sông gấp từ 8 đến 10 lần xây dựng 1 km kè biển, tương đương khoảng 200 tỷ đồng, vượt xa sức chịu đựng của ngân sách địa phương. Nhưng đây là việc không thể không làm.

Sắp tới, ngành chức năng tỉnh sẽ phối hợp với các vụ, viện, trường, nhà khoa học cùng nghiên cứu giải pháp chỉnh trị dòng chảy ven sông của từng hệ thống, đặc biệt đối với những điểm nóng sạt lở đất để có giải pháp công trình hữu hiệu nhất.

Tác giả:
Tiến Thành
Nguồn: Nhân dân
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi thuộc về Tổ quốc và nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi thuộc về Tổ quốc và nhân dân

Những ống kính máy ảnh, máy quay phim và ngòi bút của các phóng viên đã kịp ghi lại những hình ảnh vô cùng xúc động trong hai ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở hai đầu Tổ quốc.

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) đã diễn ra Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.

Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố Danh mục tạp chí ngành Xây dựng - Kiến trúc được tính điểm năm 2024

Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố Danh mục tạp chí ngành Xây dựng - Kiến trúc được tính điểm năm 2024

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công bố Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2024; trong đó có danh mục tạp chí ngành Xây dựng - Kiến trúc.

Lãnh đạo VWSA tiếp và làm việc với công ty KWS (Nhật Bản)

Lãnh đạo VWSA tiếp và làm việc với công ty KWS (Nhật Bản)

Sáng 19/7/2024, tại Văn phòng Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, bà Hạ Thanh Hằng, Phó Chủ tịch VWSA đã tiếp và làm việc với Công ty Dịch vụ nước vùng Kitakyushu (KWS) của Nhật Bản. Cùng dự buổi làm việc có đại diện Văn phòng Hội và Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tang lễ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang. Trong hai ngày Quốc tang (25/7/2024 và 26/7/2024), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

EURO 2024 "uống nước" như thế nào?

EURO 2024 "uống nước" như thế nào?

Rút kinh nghiệm từ Euro 2020, Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) đã bố trí các loại nước “thân thiện” hơn với sức khỏe con người tại các buổi họp báo ở vòng chung kết Euro 2024 nhằm tạo sự cân bằng giữa giá trị thương mại và mối quan tâm của công chúng.

Nghe nhìn 16/07/2024
Tổ công tác ADB - VWSA bắt đầu chương trình làm việc tại Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh

Tổ công tác ADB - VWSA bắt đầu chương trình làm việc tại Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh

Sáng 10/7/2024, tổ công tác ADB - VWSA đã bắt đầu chương trình làm việc tại Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh nhằm giới thiệu và tập huấn nội dung khảo sát chuyên sâu về GEARS.

Văn hóa nước 11/07/2024
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.

Diễn đàn 11/07/2024
Top