Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Cà Mau chuẩn bị đưa hồ cung cấp nước cho 11.000 hộ dân vào sử dụng

12/04/2024 16:48

Hồ chứa nước ngọt có vốn đầu tư 248 tỷ đồng dự kiến hoàn thành trong tháng 5 tới, cung cấp nước ngọt cho 11.000 hộ.

Hồ chứa nước ngọt lớn nhất tỉnh Cà Mau đã hoàn thành 82% khối lượng hợp đồng. Ảnh: Trọng Linh.

Hồ chứa nước ngọt lớn nhất tỉnh Cà Mau đã hoàn thành 82% khối lượng hợp đồng. Ảnh: Trọng Linh.

Hồ chứa nước ngọt rộng 102ha, thuộc Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL, vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới. Công trình được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2021, tại khu B3, B4 khu tái định cư - định canh xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, kế hoạch ban đầu, hồ được thi công trong 22 tháng. Song khi thực hiện có hai lần gia hạn. Việc gia hạn này là do nhà tài trợ yêu cầu phải lấy mẫu nước khu vực thí nghiệm vào cả mùa mưa và mùa khô. Do đó, thời gian thi công công trình kéo dài. Sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho phép kéo dài thời gian thi công đến ngày 30/5/2024.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau thông tin, các điều chỉnh đều do lý do khách quan, bất khả kháng. Bên cạnh đó, sau bốn lần điều chỉnh, giá trị hợp đồng dự án là khoảng 248 tỷ đồng, không vượt tổng mức đầu tư được duyệt.

"Nguyên nhân điều chỉnh là do phải thay đổi thiết kế cho phù hợp với nhu cầu khai thác, sử dụng, như quy mô mặt đường 5km quanh hồ từ 3m lên 5m, phát sinh đường đấu nối từ hồ ra đường U Minh - Khánh Hội khoảng 500m; phát sinh áp mái thành rọ đá xung quanh hồ để đảm bảo không bị xói lở", ông Vũ lý giải thêm.

Cũng theo ông Vũ, hiện tại hồ chứa nước ngọt lớn nhất tỉnh Cà Mau đã hoàn thành 82% khối lượng hợp đồng. Những phần việc còn lại là khâu hoàn thiện, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối tháng 5/2024.

Đây là hồ chứa nước ngọt lớn nhất tỉnh Cà Mau với diện tích mặt thoáng 60ha, dung tích 3,85 triệu m3, cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 11.300 người dân ở huyện U Minh.

Cà Mau chuẩn bị đưa hồ cung cấp nước cho 11.000 hộ dân vào sử dụng- Ảnh 1.

Hồ chứa nước ngọt lớn nhất tỉnh Cà Mau dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối tháng 5/2024. Ảnh: Trọng Linh.

Ngoài mục tiêu chính cung cấp nước sinh hoạt, công trình hồ chứa nước ngọt ở vùng đất rừng U Minh Hạ còn giúp trữ nước phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng và cung cấp nước phục vụ sản xuất vào mùa khô. Trong tương lai, nếu được tiếp nguồn nước ngọt từ sông Hậu về, hồ có khả năng trữ nước phục vụ thêm cho người dân khu vực huyện Trần Văn Thời và Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, trước tác động ngày càng nặng nề của biến đổi khí hậu, vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường luôn được Chính phủ quan tâm. Hồ chứa nước ngọt tại xã Khánh An, huyện U Minh là công trình phục vụ đa mục tiêu. Ngoài mục tiêu chính là cung cấp nước sinh hoạt, còn có thêm mục tiêu là trữ nước phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng và cung cấp một phần nước phục vụ sản xuất vào mùa khô, giúp giảm thiệt hại diện tích cây trái, hoa màu của người dân.

Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, 5% hộ dân còn rất khó khăn về nước sạch sinh hoạt. Như nhiều địa phương khác, Cà Mau có hơn 40% hộ gia đình ở nông thôn sử dụng nước chưa hợp quy chuẩn Việt Nam.

Cụ thể, qua rà soát số liệu báo cáo của các địa phương, toàn tỉnh có 2.620 hộ gia đình bị thiếu và không chủ động được nguồn nước sinh hoạt do hạn hán. Phân chia theo các nhóm đối tượng thiếu nước sinh hoạt, cụ thể như sau:

Nhóm 1, đối tượng sinh sống thưa thớt, phân tán: 613 hộ. Nhóm 2, đối tượng sinh sống gần công trình cấp nước tập trung, nhưng chưa tiếp cận được nước nối mạng: 1.106 hộ. Nhóm 3, đối tượng sinh sống khu vực có hệ thống nước nối mạng, nhưng bị xuống cấp, không cung cấp đủ nước sinh hoạt 298 hộ. Nhóm 4, đối tượng sinh sống tập trung, nhưng chưa có công trình cấp nước 603 hộ.

Qua rà soát, khu vực đặc biệt khó khăn trong điều kiện tiếp cận nguồn nước chủ yếu tập trung ở các huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình với khoảng 1.719 hộ, do không khai thác được nước ngầm, kênh rạch khô cạn, đường bị sụt lún, giao thông bị chia cắt.

Nguồn: nongnghiep.vn
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đưa nước sạch đến vùng thiên tai

Đưa nước sạch đến vùng thiên tai

Vượt qua đau thương do thiên tai gây ra, người dân ở khu tái thiết nhà ở thôn Làng Nủ (Bảo Yên) và thôn Nậm Tông, Kho Vàng (Bắc Hà) đã dần trở lại cuộc sống thường ngày. Một trong những yếu tố quan trọng giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống là được tiếp cận với nguồn nước sạch.

Nghe nhìn 01/04/2025
Đánh giá, đề xuất giải pháp quản lý nguồn nước mặt cho các nhà máy nước tại Hải Dương

Đánh giá, đề xuất giải pháp quản lý nguồn nước mặt cho các nhà máy nước tại Hải Dương

Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.

Ngành nước Việt Nam - Hoa Kỳ còn nhiều dư địa để hợp tác

Ngành nước Việt Nam - Hoa Kỳ còn nhiều dư địa để hợp tác

Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.

Quốc tế 04/03/2025
Ứng dụng Máy bay không người lái (UAV) và Robot vận hành dưới nước (ROV)

Ứng dụng Máy bay không người lái (UAV) và Robot vận hành dưới nước (ROV)

Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.

Khắc phục hiện tượng phụ gia phun lên mặt đất khi đào hầm ngầm đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

Khắc phục hiện tượng phụ gia phun lên mặt đất khi đào hầm ngầm đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

Tối 20/2, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã có thông tin về hiện tượng phụ gia đào hầm phun lên mặt đất trong quá trình khoan hầm bằng máy đào TBM (Tunnel Boring Machine) tại đoạn tuyến đi ngầm của Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch

Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.

Đảm bảo cấp nước phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Đảm bảo cấp nước phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết các tỉnh thành trên cả nước trong dịp Tết tương đối ổn định. Song, các đơn vị cấp nước vẫn chủ động xây dựng các phương án điều phối ứng trực và vận hành cấp nước linh hoạt, đảm bảo tối ưu mạng lưới phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Doanh nghiệp 03/02/2025
Giải pháp cung ứng nước sạch cho TP. Hồ Chí Minh và các đô thị Việt Nam

Giải pháp cung ứng nước sạch cho TP. Hồ Chí Minh và các đô thị Việt Nam

Ngày 26/12/2024 tại TP.HCM, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức Hội thảo "Thách thức và giải pháp cung ứng nước sạch cho TP.HCM và các đô thị Việt Nam". Nhiều tham luận, giải pháp khoa học cung ứng nước sạch cho các đô thị được các học giả, chuyên gia trong và ngoài nước được giới thiệu tại hội thảo.

SAWACO: Nhân rộng uống nước tại vòi

SAWACO: Nhân rộng uống nước tại vòi

Từ 14/12/2024, các trụ nước uống tại vòi do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) lắp đặt ở các điểm công cộng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người dân.

Doanh nghiệp 16/12/2024
Top