Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Bình Phước cần 10.400 tỷ đồng nâng cấp hệ thống thủy lợi

Tỉnh Bình Phước đang cần nguồn vốn khoảng 10.400 tỷ đồng để nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, theo TTXVN.

Mức tổng đầu tư nêu trên nằm trong đề án do UBND tỉnh Bình Phước vừa phê duyệt, nhằm nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn, TTXVN đưa tin ngày 4/8.

UBND tỉnh Bình Phước cho biết mục tiêu của đề án nhằm bảo vệ, khai thác hiệu quả, phát triển bền vững nguồn nước trên địa bàn tỉnh. Công suất cấp nước đạt khoảng 365.000 m3/ngày đêm, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và đạt khoảng 559.800 m3/ngày đêm giai đoạn 2026-2030.

Bên cạnh việc mở rộng các tuyến ống truyền tải cấp nước trên địa bàn nhằm từng bước hình thành các khu vực cấp nước liên huyện, các nhà máy trong cùng một khu vực có thể bổ sung, hỗ trợ để cấp nước an toàn liên tục, kết nối vùng.

Theo đó, giai đoạn 2021 – 2025, Bình Phước đầu tư xây mới 12 công trình thủy lợi, trong đó có 4 dự án được bố trí nguồn vốn từ Trung ương và vốn vay ODA, 8 dự án do tỉnh Bình Phước bố trí vốn.

Bình Phước cần hơn 10.000 tỷ đồng cho hệ thống thủy lợi - Ảnh 1.

Tỉnh Bình Phước đang cần khoảng 10.400 tỷ đồng để nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, khai thác nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Ảnh: binhphuoc.gov.vn

Giai đoạn 2026 – 2030, tỉnh sẽ đầu tư xây dựng mới 6 dự án và 17 công trình nâng cấp, sửa chữa để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả của công trình. Giai đoạn này tỉnh đề xuất nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương và nguồn vốn hợp pháp khác.

Đối với công trình cấp nước, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bình Phước đầu tư mới và nâng công suất 19 công trình nhà máy nước chính với tổng công suất thiết kế 473.400 m3/ngày đêm; công suất cấp nước thực đạt khoảng 365.000 m3/ngày đêm.

Đến giai đoạn 2025-2030, nâng công suất tổng thiết kế lên 722.900 m3/ngày đêm, công suất cấp nước thực đạt khoảng 559.800 m3/ngày đêm. Đồng thời, đấu nối mở rộng các tuyến ống của các nhà máy nước hiện hữu.

Tổng nguồn vốn thực hiện Đề án trong giai đoạn 2021-2025 là hơn 5.550 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 là 4.934 tỷ đồng.

Nguồn vốn thực hiện sử dụng từ nguồn ngân sách tỉnh, nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, vốn vay và vốn huy động xã hội hóa công trình cấp nước. Trong đó, khoảng hơn 6.680 tỷ đồng thực hiện đề án đối với cả hai giai đoạn trên là nguồn vốn huy động xã hội hóa công trình cấp nước.

Bình Phước là địa phương có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, với trên 457.000 ha; trong đó, cây hàng năm hơn 27.600 ha; cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả 429.800 ha.

Hiện nay, tỉnh Bình Phước đã hình thành 7 khu nông nghiệp công nghệ cao với diện tích 2.264 ha. Đối với cây trồng chủ lực của tỉnh, cây cao su chiếm diện tích lớn nhất với 246.659 ha, cây điều 139.868 ha (chiếm 50% diện tích, 50% sản lượng điều của cả nước), hồ tiêu 15.900 ha, cây ăn quả các loại chiếm diện tích 12.300 ha.

Đối với phát triển công nghiệp, hiện nay Bình Phước có 13 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.686 ha và 8 cụm công nghiệp với diện tích 380 ha; trong đó, có 11 khu công nghiệp đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động. Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương cho Bình Phước mở rộng 3 khu công nghiệp.

Dự kiến đến năm 2030, Bình Phước sẽ tiếp tục quy hoạch mới và mở rộng một số khu công nghiệp với diện tích khoảng 9.300 ha.

Ngoài ra, tỉnh Bình Phước có Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, giáp với Vương quốc Campuchia, giao thông thuận lợi kết nối với Lào và Thái Lan với tổng diện tích trên 28.300 ha, trong đó, trên 3.500 ha khu trung tâm đã đưa vào hoạt động.

Tác giả:
Sỹ Tuyên
Nguồn: TTXVN
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Cà Mau chuẩn bị đưa hồ cung cấp nước cho 11.000 hộ dân vào sử dụng

Cà Mau chuẩn bị đưa hồ cung cấp nước cho 11.000 hộ dân vào sử dụng

Hồ chứa nước ngọt có vốn đầu tư 248 tỷ đồng dự kiến hoàn thành trong tháng 5 tới, cung cấp nước ngọt cho 11.000 hộ.

Hội nhập quốc tế là “chìa khóa” cho sự phát triển của ngành Cấp Thoát nước

Hội nhập quốc tế là “chìa khóa” cho sự phát triển của ngành Cấp Thoát nước

Chỉ tính riêng tháng 3/2024, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tiếp đón các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế đến từ 8 quốc gia trên thế giới. Qua đó mở ra triển vọng hợp tác với những dự án và hoạt động cụ thể phát triển ngành Nước Việt Nam.

Quốc tế 12/04/2024
100% sinh viên Cấp Thoát nước có việc làm sau khi tốt nghiệp

100% sinh viên Cấp Thoát nước có việc làm sau khi tốt nghiệp

Kỹ thuật Cấp Thoát nước và Môi trường vốn là chuyên ngành cốt lõi trong xây dựng, quản lý đô thị thông minh với cơ hội việc làm rộng mở. Khi BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp, áp lực lên hạ tầng cấp nước và thoát nước ở các đô thị, khu công nghiệp ngày càng gia tăng, thì nguồn nhân lực ngành Cấp Thoát nước càng cần thiết.

Các nước phát triển hệ thống thoát nước, chống ngập như thế nào?

Các nước phát triển hệ thống thoát nước, chống ngập như thế nào?

Các quốc gia trên thế giới từ lâu đã chú trọng việc xây dựng và phát triển hệ thống thoát nước, chống ngập nhằm hạn chế thấp nhất những tác động của mưa lớn, lũ lụt đối với đời sống người dân.

Thủ tướng gửi công điện yêu cầu bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân ĐBSCL

Thủ tướng gửi công điện yêu cầu bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân ĐBSCL

Ngày 8/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 34/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành và UBND các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn.

SAWACO nỗ lực đảm bảo nguồn cung nước sạch cho 10 triệu dân TP.HCM

SAWACO nỗ lực đảm bảo nguồn cung nước sạch cho 10 triệu dân TP.HCM

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) cho biết hiện nay nguồn nước sạch đảm bảo đáp ứng cho 10 triệu dân TP.HCM, với tổng công suất 2,4 triệu mét khối/ngày đêm của toàn hệ thống.

Trao đổi 09/04/2024
Thúc đẩy bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong ngành Cấp Thoát nước

Thúc đẩy bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong ngành Cấp Thoát nước

Sáng ngày 5/4/2024, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và Cơ quan hợp tác ngành nước Úc (AWP), Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) cùng một số đơn vị khác đã tổ chức hội thảo trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong ngành Cấp Thoát nước.

Quốc tế 09/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp chỉ đạo chống hạn, mặn ở ĐBSCL

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp chỉ đạo chống hạn, mặn ở ĐBSCL

Ngày 7/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Long An về tình hình bảo đảm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất, phòng chống xâm nhập mặn.

Thanh Hóa: Xây dựng hạ tầng thoát nước đồng bộ, góp phần phát triển đô thị bền vững

Thanh Hóa: Xây dựng hạ tầng thoát nước đồng bộ, góp phần phát triển đô thị bền vững

Tại các khu công nghiệp và đô thị lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hệ thống đường ống, cống, kênh, mương, hồ điều hòa... đã được quan tâm đầu tư trong nhiều năm qua, góp phần tích cực trong việc thoát nước, xử lý nước thải và chống ngập đô thị.

Top