Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Việt Nam phát triển tài nguyên nước lưu vực sông Hồng-Thái Bình

01/07/2022 08:27

Tại một hội thảo mới đây, các chuyên gia đã xem xét, thảo luận các vấn đề liên quan đến bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa tin.

Hội thảo được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức hôm 29/6 ở Hà Nội để xem xét nội dung cụ thể trong Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình, theo bản tin đăng cùng ngày trên trang web của Bộ.

Bộ TN&MT đã dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng-Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050" vào tháng 10/2022.

Mục tiêu của hội thảo nhằm bám sát quan điểm nhất quán của Chính phủ về phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình. Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp theo lưu vực sông, thống nhất về số lượng, chất lượng, đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch của các ngành có khai thác, sử dụng nước. Ngoài ra cần phải tôn trọng quy luật tự nhiên, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu, nâng cao giá trị của nước, bảo đảm an ninh tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hội thảo có sự tham dự của ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ TN&MT; ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hải Dương; ông Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình; đại diện các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo Sở ban ngành 14 địa phương trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình và các đối tác phát triển, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành nhận định, hệ thống sông Hồng - Thái Bình đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, như: phân bố nguồn nước không đều giữa mùa khô và mùa mưa, ô nhiễm nước dẫn đến chất lượng nước không bảo đảm, ảnh hưởng của các hồ chứa ở thượng lưu tác động đến bồi xói lòng, bờ bãi sông, bồi xói cửa sông và xâm nhập mặn vùng cửa sông, sự cạnh tranh trong sử dụng nước giữa các ngành, đặc biệt là giữa phát điện và sản xuất nông nghiệp…

Hội thảo định hướng phát triển tài nguyên nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình  - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại hội thảo (Nguồn: monre.gov.vn)

TS. Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch, điều tra tài nguyên nước Quốc gia chia sẻ, để có thể đảm bảo các mục tiêu quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình đến năm 2030, quy hoạch sẽ đưa ra phân đoạn sông, phân vùng chức năng nguồn nước, mục đích sử dụng nước và mục tiêu chất lượng nước. Trong đó, chỉ rõ lượng nước có thể khai thác, sử dụng trên từng nguồn nước, dòng chảy tối thiểu trên sông và ngưỡng giới hạn khai thác của các tàng chứa nước; lượng nước phân bổ cho các đối tượng sử dụng theo không gian (vùng/tiểu vùng sông) và theo thời gian.

Quy hoạch cũng chỉ rõ các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng phát triển tài nguyên nước thuộc quy mô cấp phép ở Trung ương và mạng giám sát tài nguyên nước, giám sát quy hoạch; bên cạnh đó đưa ra dự báo nhu cầu nước theo lưu vực và phân bổ cụ thể cho các ngành sử dụng.

Ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hải Dương, cho biết, thời gian qua, tỉnh đã quán triệt triển khai đầy đủ chỉ đạo của Chính phủ, Bộ TN&MT về quản lý tài nguyên, trong đó, có tài nguyên nước. Tỉnh cũng đã xây dựng quy hoạch hệ thống thu gom xử lý nước thải khu công nghiệp, khu dân cư trên địa bàn.

Tuy nhiên, thách thức lớn hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường nước nhiều nơi đang ở mức báo động, đặc biệt là ở hệ thống Bắc Hưng Hải. Để giải quyết vấn đề này rất cần có đề án, chương trình tổng thể cho toàn bộ lưu vực sông. Tỉnh sẽ tiếp thu Quy hoạch lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình để đưa vào quy hoạch chung của tỉnh, dự kiến, sẽ trình Chính phủ trong tháng 12.

Trong buổi hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ các bài trình bày về nội dung cụ thể trong Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình; Mô phỏng dòng chảy ngoài lãnh thổ Việt Nam trên hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình; nguồn nước ngầm của Hà Nội - giải pháp khai thác hợp lý bảo đảm cấp nước bền vững và an ninh nguồn nước Thủ đô; công nghệ và giải pháp khai thác thấm xuyên nước dưới đất; định hướng bảo vệ, phòng chống sạt lở bờ, bãi sông vùng Đồng bằng sông Hồng…

Các đại biểu đã cùng thảo luận, đánh giá đầy đủ, toàn diện các vấn đề về bảo vệ, quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình nói chung và từng địa phương trong lưu vực nói riêng.

Tiếp thu các ý kiến trên, Bộ TN&MT sẽ hoàn thiện Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình thời kỳ 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2050 và dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quý III/2022.

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường 

Tác giả:
Duy Uyên
Nguồn: monre.gov.vn
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

HueWACO vinh dự đạt giải Khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17

HueWACO vinh dự đạt giải Khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17

Tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022-2023), đề tài "Nghiên cứu chế tạo bộ điều khiển áp lực thông minh" của HueWACO đã vinh dự đạt giải Khuyến khích.

Doanh nghiệp 24/04/2024
Quản lý rủi ro về nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Quản lý rủi ro về nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu

"Xâm nhập mặn, hạn hán, ngập lụt hay ô nhiễm nguồn nước,... là những nguy cơ tiềm ẩn, tác động trực tiếp đến an ninh, an toàn và phát triển bền vững của ngành Nước Việt Nam", đó là chia sẻ của bà Hạ Thanh Hằng, Phó Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam về những thách thức hiện thời của ngành Cấp Thoát nước.

Diễn đàn 24/04/2024
Công ty Nước sạch Hòa Bình thăm và làm việc với Nhà máy Cấp nước Cassowary (Australia)

Công ty Nước sạch Hòa Bình thăm và làm việc với Nhà máy Cấp nước Cassowary (Australia)

Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước giữa Việt Nam và Australia, Công ty CP Nước sạch Hòa Bình đã có chuyến thăm và làm việc với Nhà máy cấp nước vùng Cassowary (Australia) trong 3 ngày từ 22/4 đến 24/4/2024.

Quốc tế 24/04/2024
Khởi công Giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Xuân Mai

Khởi công Giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Xuân Mai

Chiều 18/4/2024, UBND tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty CP nước AquaOne) đã tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát cống ngầm dưới lòng sông Tô Lịch

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát cống ngầm dưới lòng sông Tô Lịch

Bí thư Thành ủy Hà Nội đã trực tiếp kiểm tra hệ thống cống ngầm dưới lòng sông tại ngã ba sông Lừ - sông Tô Lịch trong buổi kiểm tra tiến độ thi công dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.

Nền tảng quản trị và điều hành doanh nghiệp 4.0 tại HueWACO vinh dự đạt Giải thưởng Sao Khuê 2024

Nền tảng quản trị và điều hành doanh nghiệp 4.0 tại HueWACO vinh dự đạt Giải thưởng Sao Khuê 2024

Giải pháp “Nền tảng Quản trị và điều hành Doanh nghiệp 4.0” của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) đã vinh dự đạt giải Sao Khuê 2024.

Doanh nghiệp 14/04/2024
Lãnh đạo VWSA tham dự chương trình "Về nguồn" tại Phú Thọ

Lãnh đạo VWSA tham dự chương trình "Về nguồn" tại Phú Thọ

Sáng 13/4/2024, tại Phú Thọ, các ông Nguyễn Văn Bút và Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã gặp mặt đoàn công tác SAWACO trong khuôn khổ chuyến thăm Phú Thọ nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2024 và tham dự chương trình “Về nguồn” do Trường Đại học Thủy lợi tổ chức.

Nga và Kazakhstan đối mặt với trận lũ lụt chưa từng thấy trong 70 năm qua

Nga và Kazakhstan đối mặt với trận lũ lụt chưa từng thấy trong 70 năm qua

Ngày 11/4/2024, ở thành phố Orenburg của Nga, nước dâng cao kỷ lục sau khi các con sông lớn trên khắp Nga và Kazakhstan vỡ bờ trong trận lũ lụt tồi tệ nhất trong 70 năm qua.

Nghe nhìn 12/04/2024
Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia

Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia

Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh Funan Techo và đề nghị phía Campuchia phối hợp chặt chẽ với Việt Nam, Ủy hội sông Mekong quốc tế trong việc chia sẻ thông tin và đánh giá tác động của công trình này đối với tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Top