
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtÔng Lâm Minh Thời, Giám đốc Ban quản lý dự án công trình NN-PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, bên cạnh bơm bùn, đơn vị cũng tiến hành bơm cát tạo lập mặt bằng nhằm xây dựng khu tái định cư tại đây (diện tích khoảng 3,5ha). Mục tiêu là đưa người dân bị ảnh hưởng sạt lở, di dời giải tỏa do làm đê biển Tây vào ở, nhằm ổn định dân cư nơi cửa biển Đá Bạc. Hiện khối lượng bùn bơm được khoảng 1/3 chiều dài tuyến kênh. Các công nhân cho biết, việc bơm bùn đang diễn ra gấp rút, có lúc bơm xuyên suốt ngày đêm. Theo quan sát của chúng tôi, nhằm không cho nước mặn xâm nhập vào đồng ruộng lân cận, đơn vị thi công có đắp đập ngăn nước, tạo bể lắng ở hai đầu. Sau đó, dùng trạm bơm nước di động bơm tháo nước trở ra biển. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân địa phương, khi bơm bùn vào, lượng bùn và nước tại vị trí đặt ống dâng cao nên tràn và thẩm thấu qua khu vực đất sản xuất nông nghiệp của người dân. Vì vậy, họ lo ngại, nếu nước thấm nhiều đất sẽ nhiễm mặn, ảnh hưởng việc sản xuất lúa trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau, cho biết, sau khi tiếp nhận phản ánh của dân và chính quyền địa phương, chi cục và các đơn vị có liên quan đã đến hiện trường kiểm tra. "Qua đó, chi cục đã chỉ đạo đơn vị thi công giảm cao độ lúc bơm bùn, khống chế cao trình thấp hơn mặt ruộng của dân khoảng 1m. Bên cạnh đó, chủ động và nhanh chóng bơm nước mặn ra ngoài biển, hạn chế thẩm thấu vào đất ruộng nông nghiệp của dân”, ông Hoai nói.
Bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của người dân
Hiện nay, nhiều khu vực trên tuyến đê biển Tây, đai rừng còn rất mỏng, thậm chí không còn. Vì vậy, nếu không có giải pháp kịp thời trong thời gian này thì đến lúc mưa bão sắp tới, nguy cơ mất toàn bộ đê là rất cao. Trước thực tế trên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã ban bố tình huống khẩn cấp đê biển Tây và tình huống khẩn cấp mức độ 2 vùng ngọt hóa thuộc địa bàn huyện U Minh và Trần Văn Thời. Đồng thời, thống nhất chủ trương triển khai thực hiện ngay các giải pháp nhằm bảo vệ an toàn tuyệt đối cho tuyến đê biển Tây trước mùa mưa bão năm 2020; bảo vệ vùng ngọt hóa, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản, sản xuất của người dân sống bên trong đê. Hiện Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau đang khẩn trương triển khai giải pháp công trình nhằm kiên cố hóa mái đê, giữ vững thân đê trong mùa mưa bão tại các vị trí, như: Kênh Mới - Đá Bạc, Tiểu Dừa, T25, T29… Tổng chiều dài các đoạn hộ đê khẩn cấp khoảng 7.500m.
Tại các đoạn hộ đê khẩn cấp, công nhân đang tất bật tập kết cừ tràm, đóng thành từng hàng phía bên ngoài chân đê, bên trong làm các rọ đá thả xuống phía dưới chân đê; một số khu vực thì đào đắp, trải vải địa kỹ thuật, thảm rọ đá bọc nhựa PVC phía trên… nhằm hạn chế sạt lở. Tùy theo vị trí sạt lở nhiều hay ít mà có các giải pháp hộ đê cho phù hợp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi hạn hán nên đê biển Tây hiện đang có nguy cơ xảy ra sụp lún cao, việc vận chuyển vật tư, thiết bị hộ đê cũng gặp nhiều khó khăn. Về vấn đề này, ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau, cho hay: "Khi chưa bơm bùn lấp đoạn Kênh Mới - Đá Bạc, chúng tôi không dám đưa cơ giới vận chuyển vật tư để làm công tác hộ đê qua khu vực này. Sau khi bơm bùn, tạo được phản áp, chúng tôi mới dám đưa cơ giới vào, nhưng cũng hạn chế tải trọng. Chúng tôi cố gắng thực hiện công tác hộ đê hoàn thành trước mùa mưa bão sắp tới”.Vụ sụp lún mặt đê biển Tây với chiều dài trên 240m (đoạn Kênh Mới - Đá Bạc) đến nay vẫn còn nguyên hiện trạng, chưa triển khai biện pháp khắc phục. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, vụ việc đang chờ cơ quan chức năng giám định và xác định nguyên nhân dẫn đến sự cố. Sau khi làm rõ được nguyên nhân thì sở sẽ chỉ đạo khắc phục, sửa chữa đoạn đê này. Khi làm xong sẽ tiến hành cho xe cộ lưu thông bình thường trở lại. |
Theo TẤN THÁI/ SGGP
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước, thực sự trở thành nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, phục vụ sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên hành trình dựng xây và phát triển đất nước.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), sáng ngày 19/6, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã gặp mặt chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Ngày 19/6/2025, Công ty CP Nước BIWASE Cần Thơ cho biết đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy nước Cần Thơ 3 với công suất 50.000 m³/ngày đêm. Dự án đánh dấu bước tiến trong việc nâng cao năng lực cấp nước đô thị, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ và vùng phụ cận.
Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (19/5/1960 - 19/5/2025) đã diễn ra long trọng và thành công tốt đẹp. Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam xin gửi tới các độc giả trên cả nước Thư cảm ơn của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong.
Từ ngày 16 đến 17/6/2025, CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước Việt Nam đã tổ chức Phiên họp lần 2 năm 2025 tại Công ty CP Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu (BWACO).
Ngày 11/6/2025, Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp cùng Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tổ chức Hội thảo giới thiệu Mạng lưới NewIBNET tới các doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam, khởi động chương trình thí điểm chia sẻ dữ liệu hiệu suất ngành Nước đầu tiên tại Việt Nam.
Ngày 9/6/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, giai đoạn 2016 - 2025 và Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025, nhân kỷ niệm 114 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2025).
Từ ngày 4/6 đến 6/6/2025, tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc gia (NECC), Thượng Hải (Trung Quốc) đã diễn ra sự kiện Triển lãm Công nghệ xử lý nước thải (WieTec 2025). Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) dẫn đầu đoàn doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam tham dự sự kiện.
Ngày 30/5/2025, Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), các đơn vị thành viên gồm: Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Nước sạch Sài Gòn, Công ty CP Đầu tư Nước Tân Hiệp, Công ty CP Cấp nước Kênh Đông và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) đã được ký kết.