
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtLợi nhuận từ công ty liên kết quý I/2022 tăng 31 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã chứng khoán NTP) nêu trong công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ngày 20/4/2022.
Hai công ty liên kết của NTP là Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong Phía Nam và Công ty CP Bao bì Tiền Phong, với tỷ lệ sở hữu tương ứng là 27,39% và 49,98%.
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 15% của ba tháng đầu năm 2022 đã chậm lại so với cùng kỳ năm trước, khi NTP ghi nhận lợi nhuận sau thuế nhảy vọt gần 72% từ quý I/2020 lên 130 tỷ đồng nhờ doanh thu bán hàng tăng và giảm chi phí tài chính.
Doanh thu thuần của NTP trong ba tháng đầu năm 2022 đạt 1.085 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2022, công bố trên trang web của công ty.
Được thành lập ngày 19 tháng 5 năm 1960, đến nay NTP là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về sản xuất, kinh doanh các sản phẩm ống và phụ tùng nhựa xây dựng, phục vụ các lĩnh vực giao thông vận tải, bất động sản, nông lâm ngư nghiệp.
Giá nguyên liệu đang tăng
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022 của NTP hôm 19/4 đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2022 giảm xuống 465 tỷ đồng, từ 521 tỷ đồng thực hiện năm 2021.
Sự sụt giảm nói trên là do giá nguyên liệu PVC đầu vào, chiếm 70-75% vốn, đang ở mức cao nhất trong vòng 10 năm và còn có chiều hướng tiếp tục tăng, ông Đặng Quốc Dũng, Chủ tịch HĐQT NTP giải thích với ĐHĐCĐ.
Ngành nhựa Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và năm nay NTP khó có lợi thế mua nguyên liệu giá rẻ như năm 2021.
Mặt khác, kế hoạch doanh thu 2022 được ĐHĐCĐ thông qua là hơn 5.170 tỷ đồng, tăng 6% so với kết quả năm 2021.
Năm 2022 có nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh, tăng sản lượng và doanh thu tất cả các ngành, trong đó có ngành nhựa, ông Đặng Quốc Dũng nói trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Đầu Tư Chứng Khoán đăng ngày 17/4/2022.
Đồng thời, chủ trương đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ sẽ tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 được kiểm soát tốt, vì vậy hoạt động sản xuất sẽ không bị gián đoạn, tạo điều kiện để NTP tập trung khai thác tối ưu năng lực thị trường.
Kết quả kinh doanh tốt nhất trong ngành
Công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán HNX năm 2006. Cuối quý I/2022, NTP đóng cửa ở 58.300 đồng, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái, chậm lại đôi chút sau mức tăng ấn tượng gần 62% trong năm 2021 lên 60.000 đồng.
Trong năm 2022, NTP tiếp tục triển khai kinh doanh các dòng sản phẩm mới như ống PE/PP 2 lớp gân sóng, ống PE 1 lớp gân xoắn, đặc biệt là các sản phẩm phục vụ ngành nuôi trồng thuỷ sản như vách PE, thùng T50.
Việc “bắt tay” với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước như Iplex, Sekisui, Công ty CP Thủy sản Minh Phú sẽ giúp công ty có nhiều cơ hội mở rộng thị trường.
Năm 2021, lợi nhuận sau thuế của NTP năm 2021 tăng gần 5% so với năm trước lên gần 468 tỷ đồng, trong khi doanh thu thuần tăng 11% trong cùng kỳ lên 4.877 tỷ đồng.
Với kết quả trên, NTP là đơn vị có kết quả kinh doanh tốt nhất trong ngành, Tạp chí Đầu tư Chứng khoán nhận định trong một bài viết đăng ngày 19/4/2022.
Trong giai đoạn 2017-2021, NTP trả cổ tức hàng năm bằng tiền mặt với tỷ lệ dao động từ 10-30%, theo các nghị quyết do công ty công bố tại trang web. Cổ tức cho riêng năm 2021 tương đương 25% vốn điều lệ, trả bằng tiền mặt, theo nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 19/4/2022.
Các cổ đông cũng thông qua mức cổ tức cho 2022 là 20% vốn điều lệ, đồng thời nhất trí phương án phát hành 11,78 triệu cổ phiếu mới để tăng vốn trong năm nay, với tỷ lệ phát hành 10%, tức là cổ đông sẽ nhận 1 cổ phiếu mới cho 10 cổ phiếu đang sở hữu.
Lợi dụng chương trình truyền thông khuyến khích người dân cài đặt ứng dụng Chăm sóc khách hàng SAWACO (SAWACO CSKH), một số đối tượng với mục đích xấu đã thực hiện thủ đoạn lừa đảo tinh vi để thực hiện hành vi phạm pháp.
Để đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030, Việt Nam cần huy động hiệu quả mọi nguồn lực phát triển. Trong đó, ngành Nước với vai trò thiết yếu không chỉ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước mà cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư với các doanh nghiệp hoạt động độc lập, minh bạch, bền vững về tài chính.
Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã triển khai sử dụng App CSKH SAWACO hướng tới sự phát triển bền vững và thân thiện với người sử dụng.
Sau những mô hình hợp tác thành công trước đây, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tiếp tục là cầu nối trong mối quan hệ hợp tác giữa Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) và Công ty CP Nước sạch Bắc Ninh.
Chiều 28/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã chứng kiến trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Công ty Cấp nước Tiền Giang.
Trong suốt 50 năm xây dựng và phát triển vừa qua, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) luôn cam kết phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, góp phần đáng kể vào việc đảm bảo an ninh nguồn nước cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bảo đảm cung cấp nước sạch an toàn, liên tục phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và đại lễ Vesak năm 2025.
Sáng ngày 18/4/2025, Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (UDC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của mình .
Với mục tiêu đem lại nhiều tiện ích, phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, các đơn vị quản lý cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh ứng dụng CNTT và nhiều giải pháp số hóa, qua đó tạo nền tảng hình thành và xây dựng văn hóa doanh nghiệp số.