
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtVới 70 cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc lắp đặt trạm xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp là cần thiết để đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều công trình xử lý nước thải với chi phí đầu tư hàng chục tỷ đồng đã bị bỏ hoang nhiều năm.
Không có nước thải để hoạt động
Trạm xử lý nước thải tập trung Cụm công nghiệp Tân Triều (huyện Thanh Trì) được đầu tư xây dựng vào năm 2005 với công suất thiết kế 500 m3/ngày đêm, tổng kinh phí khoảng 1,3 tỷ đồng. Thế nhưng, từ khi xây dựng đến nay trạm chưa từng vận hành, toàn bộ nước thải của làng nghề được xả thẳng ra môi trường, báo Tiền Phong đưa tin ngày 23/6.
Lãnh đạo UBND huyện Thanh Trì chia sẻ với báo Tiền Phong, nguyên nhân trạm xử lý nước thải chưa được khai thác là do doanh nghiệp trước đây làm chủ đầu tư năng lực tài chính hạn chế, lượng nước xả thải ở cụm công nghiệp, làng nghề còn ít.
Tại xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Cụm tiểu thủ công nghiệp xã được đầu tư hởn 4 tỷ đồng, trong đó hơn 2 tỷ đồng đầu tư xây lắp, 2 tỷ đồng còn lại dành cho lắp đặt thiết bị.
Đoàn giám sát Ban Đô thị, HĐND TP Hà Nội đến làm việc tại cụm công nghiệp Tân Triều, Thanh Trì năm 2017. Đến nay, trạm vẫn chưa được vận hành. Ảnh: dwrm.gov.vn
Hiện nay nhà máy mới chỉ xây dựng công trình, chưa lắp đặt thiết bị. Ngôi nhà hai tầng ngay đường vào cụm công nghiệp nằm phơi sương. Bể lọc, lắng khô hạn, mốc meo, sắt thép, lan can công trình gỉ sét. Bên trong, bùn đất be bét, một người dân đã tận dụng làm chuồng nuôi gà chọi, theo ghi nhận của báo Giao thông ngày 8/6/2022.
Tương tự, tại thị xã Sơn Tây, hệ thống xử lý nước thải Cụm tiểu thủ công nghiệp Phú Thịnh được UBND TP Hà Nội phê duyệt năm 2013, vốn đầu tư xây dựng hơn 6,5 tỷ đồng lấy từ ngân sách thành phố và chủ đầu tư cụm công nghiệp. Thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, địa phương đã tận dụng địa điểm này làm nơi cách ly bệnh nhân dương tính, báo Giao thông đưa tin.
Lý giải nguyên nhân hệ thống này không đưa vào sử dụng, ông Thái cho biết, cụm tiểu thủ công nghiệp không có nước thải và hệ thống thu gom nước thải, chỉ có hệ thống xử lý nước sinh hoạt. Do đó, huyện không đưa hệ thống xử lý nước thải vào vận hành, đồng thời xin thành phố Hà Nội không lắp đặt thiết bị xử lý nước thải.
Tương tự, tại hệ thống xử lý nước thải Cụm Tiểu thủ công nghiệp Phú Thịnh, dù đã lắp đặt xong thiết bị, thanh toán hơn 4 tỷ đồng nhưng đến nay… không có nước thải để xử lý.
Đại diện Phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây giải thích với báo Tiền Phong, trạm xử lý nước thải này bị bỏ hoang là do trong 3 cụm doanh nghiệp xả thải, 1 cụm doanh nghiệp không hoạt động, 1 doanh nghiệp đã tự xây dựng hệ thống xử lý nước thải, cụm còn lại hoạt động cầm chừng nên gần như không có nước thải đầu vào.
Phản hồi của địa phương
Về trạm xử lý nước thải tập trung Cụm công nghiệp Tân Triều, đại diện UBND huyện Thanh Trì cho biết, để vận hành hiệu quả trạm xử lý nước thải, huyện đã có văn bản đề xuất cho phép đấu nối nước thải từ Cụm công nghiệp vào Dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá cách đó không xa. Sau khi dự án đi vào hoạt động, tình trạng ô nhiễm tại cụm công nghiệp này sẽ được xử lý, báo Giao Thông đưa tin.
Đối với trạm tại Cụm tiểu thủ công nghiệp Liên Hà, ông Nguyễn Viết Thái, Trưởng Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng huyện Đan Phượng nói với báo Tiền Phong, huyện không đưa hệ thống xử lý nước thải vào vận hành, đồng thời xin thành phố Hà Nội không lắp đặt thiết bị xử lý nước thải. "Đề án do Sở Công Thương đề xuất triển khai, huyện chỉ thực hiện".
Đối với tình trạng trạm xả thải "đắp chiếu" ở Cụm tiểu thủ công nghiệp Phú Thịnh, Đại diện Phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây nói với báo Tiền Phong: "Đầu tư trạm xử lý nước thải ở đây chưa hiệu quả".
Theo báo Tiền Phong, đại diện Sở Công Thương Hà Nội thừa nhận việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp trên địa bàn đang có hiệu quả thấp.
"Sở Công Thương Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các địa phương tổng hợp, báo cáo về hiệu quả xử lý nước thải của từng trạm xử lý nước thải. Từ đó có giải pháp phù hợp để vận hành hiệu quả các trạm xử lý nước thải", đại diện Sở Công Thương cho biết.
Sáng ngày 18/4/2025, Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (UDC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của mình .
Từ ngày 7 đến 14/4/2025, thay mặt Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA), Chủ tịch VWSA Nguyễn Ngọc Điệp đã có chuyến công tác ra thăm, động viên, tặng quà cho các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Diễn ra tại Thanh Hóa, Hội nghị BCH Chi hội Cấp thoát nước miền Bắc lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 - 2025 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động chuyên môn và phát triển bền vững của ngành Cấp Thoát nước (CTN) khu vực miền Bắc.
Mới đây, Công ty CP Cấp nước Trung An đã vinh dự đón nhận Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 do Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) trao tặng. Đây là minh chứng cho thấy nỗ lực của công ty trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả quản lý nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày thành lập, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức “Hội diễn nghệ thuật quần chúng” với mong muốn thúc đẩy phong trào văn hoá doanh nghiệp cũng như nâng cao đời sống tinh thần cho toàn thể CBCNV.
Ngày 29/3/2025, tại Phú Thọ, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ I năm 2025 nhiệm kỳ VI (2020 - 2025).
Ngày 28/3/2025, tại Công ty CP Cấp nước Phú Thọ, Hội nghị lần thứ nhất năm 2025 của Câu lạc bộ (CLB) lãnh đạo nữ ngành nước Việt Nam với chủ đề "AI trong ứng dụng và quản lý" đã được tổ chức.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Ngày 26/3, Công ty CP - Tổng Công ty Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch, nghị quyết tăng trưởng “2 con số” lấy “Sản xuất xanh - Kinh tế tuần hoàn” làm chiến lược đột phá.