Nhiệt độ
Nếu không đôn nền, còn giải pháp nào ‘‘cứu‘‘ những con đường ngập?
Việc làm bờ bao để chống ngập phần lớn diện tích thành phố như hiện nay sẽ không giúp ích lâu dài, hạn chế úng ngập cho những khu vực bị lún chìm nhanh cục bộ vì nước vẫn sẽ dồn về những chỗ trũng...
Dư luận xã hội lâu nay bức xúc, đặc biệt vào mùa mưa như, đó tình trạng ngập nước lại tái diễn. Điều đáng nói là sau bao nhiêu chỉ đạo, cam kết thậm chí lập hẳn cả một trung tâm chống ngập, chi bộn tiền ngân sách nhưng tình trạng ngập cứ tái diễn, dai dẳng. Tiền của dân trôi theo dòng nước thì đã đành, không lẽ niềm tin của người dân cũng chung số phận? Thì cứ nhìn vào ví dụ, là hình ảnh đường Nguyễn Hữu Cảnh gần 15 năm qua nhiều đợt cải tạo nâng nền và trang bị bơm tiêu nước vậy mà tình trạng ngập hầu như vẫn còn nguyên sau những đợt triều cường, trời mưa lớn, thì sẽ rõ.
Thực tế chính quyền thành phố đã đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc, mời cả tư vấn nước ngoài... nhưng một số trọng điểm ngập thì vẫn không thu hẹp được. Gần đây lại có một chuyển hướng tranh biện rất "trà đá vỉa hè" là ngập bao lâu và bao sâu thì mới gọi là ngập? Để rồi hứa thật nhiều, thất hứa thì cũng thật nhiều, cứ mưa (và có khi cả triều cường) thì người dân lại phải chịu cảnh bì bõm vì đường ngập.
Để giải quyết bài toán tiêu úng ngập thì không thể bỏ qua những hiểu biết nền đất mà chúng ta đang sinh sống ở bên trên. Thực tế là chúng ta còn biết rất ít về nền đất dưới thành phố nhưng không phải hoàn toàn không có thông tin. Có một số thông tin được đã được tạo lập công phu từ nhiều năm trước nhưng bị lãng quên, ví dụ như tập bản đồ về địa chất, địa mạo, địa chất thủy văn – công trình, tỷ lệ 1/50.000 được thành phố chỉ đạo thực hiện hơn 35 năm trước. Từ đó đến nay thì còn có thêm rất nhiều tư liệu khảo sát trong từng dự án nhưng đã không được tổng hợp, biên tập và báo cáo.
Thực tế ngoại trừ khu vực đất cao thuộc quận 1, 3, 5, Tân Bình, Gò Vấp, một phần Thủ Đức và huyện Củ Chi thì nhiều khu vực còn lại ở TP.HCM nằm trên nền đất thấp và yếu. Dưới mặt đất khoảng 1 m là lớp bùn nhão dày, nông sâu khác nhau và có nơi tới 30 mét nên không đỡ được tải trọng lớn của các công trình, đặc biệt là các vùng ven sông.
Ví dụ điển hình và chịu tải thấp của lớp bùn nhão này có thể thấy qua vụ hàng trăm tấn thép bị chìm không dấu tích dưới nền một kho hàng ở Bình Chánh vài chục năm trước. Hay việc nhà thầu đặt cống ngầm trong dự án cải tạo môi trường Nhiêu Lộc - Thị Nghè cũng đã bị "chìm” mất đầu khoan đất tự hành giá hàng triệu USD trong lớp bùn nhão này. Bên dưới lớp bùn nhão này mới là nền đất cứng, chịu tải tốt, và các công trình có tải trọng lớn nhà cao tầng ở thành phố đều phải có móng cọc sâu chịu tải dựa vào tầng đất cứng này.
Thêm nữa là hiện tượng đất hóa lỏng (soil liquefaction) khi có rung chấn cộng hưởng do mật độ giao thông, xe tải trọng lớn trên nhiều tuyến đường đều có thể xảy ra và dẫn đến "chìm đường” với tốc độ lún quá nhanh hơn khu vực phụ cận, như số liệu báo cáo lún chìm nền đường Nguyễn Hữu Cảnh trong thời gian qua là ví dụ. Lún là hậu quả cố kết cộng thoát nước của lớp bùn nhão và nó luôn diễn ra rất lâu dài và rất khó lường hậu quả. Ta có thể áp dụng bơm tháo nước để tăng tốc độ lún tới giới hạn cho phép trong một thời gian nhất định nhằm tiến hành bù lún sớm sau đó. Tuy vậy, việc này không thể áp dụng với khu đô thị, và không thể dừng lưu thông lâu để chờ lún cho các trục đường giao thông chủ đạo.
Mặt khác, việc làm bờ bao để chống ngập phần lớn diện tích thành phố như hiện nay sẽ không giúp ích lâu dài, hạn chế úng ngập cho những khu vực bị lún chìm nhanh cục bộ vì nước vẫn sẽ dồn về những chỗ trũng do lún này. Việc bơm tiêu cục bộ và định kỳ đắp nâng nền đường bù lún cũng không phải là giải pháp có tính ổn định lâu dài vì chi phí cộng dồn sẽ trở nên rất lớn, nền đường tiếp tục bị gia tải nên sẽ tăng tốc độ lún, chưa kể những sự cố kỹ thuật không bơm tiêu được nước khi cần.
Hơn nữa, việc đôn nền cục bộ tuyến đường sẽ đẩy nước ngập về phía khu vực dân cư ven tuyến đường. Đây là một sự không công bằng, vì những hộ dân này cũng đóng góp công quỹ cho xây dựng hạ tầng thành phố, và nay việc sử dụng công quỹ này để nâng đường khiến họ chịu tình cảnh ngập nặng nề hơn, phải bỏ thêm chi phí nâng nền chống ngập cho từng căn nhà.
Vì thế cần tìm ra giải pháp khác cho những đoạn đường bị lún nhanh, như đoạn đường Nguyễn Hữu Cảnh. Thay vì nâng nền thì cả đoạn đường dài hơn 6 trăm mét từ cầu vượt ở chân cầu Sài Gòn đến chân cầu Thủ Thiêm nên làm cầu cạn với móng cọc đặt vào tầng đất cứng. Nền đường bên dưới có thể bóc hạ thấp vẫn là làn đường cho xe nhỏ khi không có mưa, vừa làm nơi trữ nước mưa tạm thời cho khu vực kề tuyến đường. Tuyến đường cũ được đấu nối với mương cạn có cửa đóng một chiều ngăn nước triều để tiêu nước ra sông khi triều xuống.
Giải pháp này sẽ có chi phí một lần là đắt nhưng có tác dụng ổn định lâu dài thì chi phí sẽ nhỏ hơn là việc định kỳ 5-10 năm phải nâng nền đường bù lún và trang bị - duy trì bơm tiêu thường trưc như hiện nay. Giải pháp này không quá phức tạp còn tạo thêm nơi chứa nước mưa tạm thời, giảm ngập lên khu vực dân cư dọc tuyến đường. Mương cạn là giải pháp công trình tiêu thoát chi phí thấp được sử dụng tiêu thoát nước mưa, dòng tràn ở một số khu vực của Singapore.
Theo Lê Xuân Thuyên/Báo Người Đô thị
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Đoàn công tác VWSA tham dự Hội nghị và Triển lãm quốc tế PWWA lần thứ 30 (Philwater2024)
Kéo dài tuổi thọ cho đồng hồ đo nước - “Bài toán” của ngành nước Việt Nam
Quốc hội bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà máy nước mặt Sông Đuống - gìn giữ mạch nguồn nước ngọt cho phía Đông Bắc thành phố Hà Nội
Đọc thêm
Hơn 15.000 ngôi nhà ở Quảng Bình bị ngập lụt
Mưa rất to ở phía nam tỉnh Quảng Bình đã khiến hơn 15 ngàn ngôi nhà ở 2 huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh bị ngập lụt, nhiều tuyến đường bị ngập sâu. Người dân, các trường học đã chủ động di dời tài sản lên cao.
Đoàn công tác VWSA tham dự Hội nghị và Triển lãm quốc tế PWWA lần thứ 30 (Philwater2024)
Đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Phó Viện trưởng Viện CTN&MT Hạ Thúy Hạnh làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị và Triển lãm quốc tế PWWA lần thứ 30 (Philwater2024) từ ngày 23 đến 25/10 tại Boracay (Philippines).
Kéo dài tuổi thọ cho đồng hồ đo nước - “Bài toán” của ngành nước Việt Nam
Sáng 22/10, tại Văn phòng Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA), lãnh đạo Hội đã có buổi tiếp và làm việc với Công ty Diehl Metering (Đức). Tại buổi làm việc, hai bên đều bày tỏ mong muốn nâng cao chất lượng cũng như tuổi thọ của đồng hồ nước tại Việt Nam
Quốc hội bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 21/10, Quốc hội khóa XV đã bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Danh sách đề nghị xét công nhận chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư ngành Xây dựng - Kiến trúc năm 2024
Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố Danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2024.
Vietnam Water Week 2024 hướng tới An toàn, An ninh, Hiệu quả và Hội nhập của ngành Nước
Lũ lụt, hạn hán ngày càng dữ dội là "tín hiệu báo động" về những gì sắp xảy ra khi biến đổi khí hậu khiến vấn đề cung cấp và sử dụng nước trên toàn cầu trở nên khó lường hơn. Do đó, "Phát triển ngành Nước Việt Nam - An toàn, An ninh, Hiệu quả và Hội nhập" sẽ là chủ đề chính của Vietnam Water Week 2024.
Thông tin báo chí công bố sự kiện Tuần lễ ngành Nước Việt Nam
Ngày 08/10/2024, tại Hà Nội, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam đã tổ chức buổi gặp mặt báo chí công bố sự kiện Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024. Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam xin giới thiệu thông tin báo chí về sự kiện này.
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chuẩn bị Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô
Những ngày này, mỗi nẻo đường của Hà Nội đều rộn ràng không khí chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô. Cờ hoa rực rỡ, lòng người phấn khởi nhắc nhở chúng ta về dấu son chói lọi trong lịch sử dân tộc.
Chia sẻ kinh nghiệm về công tác Bình đẳng giới với Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Để thực hiện nghiên cứu và đánh giá về công tác bình đẳng giới, VWSA cùng với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã có buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)