Nhiệt độ
Mỹ định lượng thành công năng lượng của các dòng hải lưu lớn
Với kỹ thuật hạt thô mới lạ, các nhà khoa học thuộc Đại học Rochester (Mỹ) đã xác định được năng lượng của các dòng hải lưu lớn hơn 1.000 km, Science Daily đưa tin.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đã phát hiện dòng năng lượng mạnh nhất là Hải lưu vòng Nam Cực, có đường kính khoảng 9.000 km, bản tin Science Daily ngày 16/9 cho biết.
Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là Hussein Aluie, phó giáo sư kỹ thuật cơ khí, đã sử dụng kỹ thuật tạo hạt thô, được phát triển tại chính phòng thí nghiệm của ông trước đó, để ghi lại sự chuyển giao năng lượng ở đầu kia của thang đo, trong quá trình "triệt tiêu dòng chảy" xảy ra khi gió tương tác với các dòng xoáy tạm thời với kích thước nhỏ hơn 260 km.
Kết quả trên đã được đăng tải trên Tạp chí Nature Communications.
Tác giả chính Benjamin Storer, trợ lý nghiên cứu của Aluie's Turbility and Complex Flow Group, cho rằng với kết quả này, kỹ thuật hạt thô có thể mở ra cơ hội mới cho việc tìm hiểu sự phức tạp đa cấp độ của các dòng chảy đại dương.
Từ đó, các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn cách hoạt động của các dòng hải lưu và điều tiết hệ thống khí hậu Trái Đất.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Rome Tor Vergata, Đại học Liverpool và Đại học Princeton cũng tham gia vào nghiên cứu này.
Thông thường, các nhà nghiên cứu khí hậu và hải dương học khoanh vùng một "chiếc hộp" - một khu vực ở đại dương có kích thước từ 500 đến 1.000 km2.
PGS. Aluie cho biết, những "chiếc hộp" này đại diện cho đại dương toàn cầu, sau đó được phân tích bằng kỹ thuật Fourier.
"Vấn đề là, khi chọn một chiếc hộp như vậy, chúng ta đã tự giới hạn mình trong việc phân tích những gì có trong chiếc hộp đó và bỏ qua những thứ có ở quy mô lớn hơn", PGS. Aluie nói.
Khi sử dụng kỹ thuật hạt thô để "làm mờ" hình ảnh vệ tinh của các mô hình tuần hoàn toàn cầu, các nhà nghiên cứu có thể phân tách những cấu trúc có kích thước khác nhau của các dòng hải lưu một cách hệ thống, PGS. Aluie nói.
Điều này cũng tương tự như khi một người cận thị bỏ kính ra, rồi nhìn vào một hình ảnh chi tiết, sắc nét. Khi đó, hình ảnh có vẻ mờ ảo, không rõ ràng.
Tuy nhiên, khi liên tiếp đeo các loại kính mắt có độ nặng hơn, người đó thường sẽ có thể dần dần nhìn được thêm các đường nét khác nhau.
Dự án đã nhận được tài trợ từ Quỹ Khoa học Quốc gia, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA), và Bộ Năng lượng của Mỹ.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước
SAWACO kỷ niệm 150 năm thành lập, đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối
Đại hội Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2025-2030
Đọc thêm
Giải pháp cung ứng nước sạch cho TP. Hồ Chí Minh và các đô thị Việt Nam
Ngày 26/12/2024 tại TP.HCM, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức Hội thảo "Thách thức và giải pháp cung ứng nước sạch cho TP.HCM và các đô thị Việt Nam". Nhiều tham luận, giải pháp khoa học cung ứng nước sạch cho các đô thị được các học giả, chuyên gia trong và ngoài nước được giới thiệu tại hội thảo.
Nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thông qua chất lượng hệ thống thông tin kế toán
Chuyển đổi số đang đang trở thành xu thế không thể bỏ lỡ. Do đó, Công ty CP Cấp nước Thủ Đức đã và đang nỗ lực đổi mới các quy trình nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, trong đó có hoạt động trong lĩnh vực tài chính kế toán.
SAWACO: Nhân rộng uống nước tại vòi
Từ 14/12/2024, các trụ nước uống tại vòi do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) lắp đặt ở các điểm công cộng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người dân.
SAWACO: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng dịch vụ
Xây dựng hệ thống cấp nước thông minh, ứng dụng SCADA và giám sát từ xa để quản lý tập trung là một trong những hướng đi nổi bật của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) trong thời gian qua.
SAWACO phấn đấu tăng công suất cấp nước lên 3,6 triệu m3/ngày vào năm 2030
Nhằm nâng cao chất lượng cấp nước đến người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) sẽ triển khai một số giải pháp trọng tâm hướng tới tăng công suất cấp nước lên 3,6 triệu m3/ngày vào năm 2030.
Tìm giải pháp kỹ thuật, vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây
Các sở, ngành của TP. Hà Nội sẽ làm việc với Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai để tìm giải pháp kỹ thuật cũng như vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây để cải thiện môi trường sông Tô Lịch.
Cấp nước Tân Hòa ứng dụng công nghệ, hướng đến nguồn năng lượng xanh
Hưởng ứng xu hướng sử dụng nguồn năng lượng xanh có thể tái tạo của toàn thế giới, Công ty CP Cấp nước Tân Hòa (Cấp nước Tân Hòa) thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV đã ứng dụng tấm pin năng lượng mặt trời vào công tác vận hành tủ điều khiển đồng hồ tổng DMA tại các phường trên quận Tân Bình và Tân Phú.
Thành phố Hà Nội vận hành thử Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá
Hà Nội vừa bắt đầu vận hành thử nghiệm dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, với công suất 100.000 m3/ngày đêm, nâng tỉ lệ xử lý nước thải của Thủ đô lên 40%.
Nhựa Tiền phong: Sản phẩm tiên phong - Khát vọng nâng tầm
Trong bối cảnh mới, việc tìm kiếm những giải pháp đột phá trở nên cần thiết và "chất lượng" chính là yếu tố quyết định sự thành công và khả năng chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng đối với mỗi thương hiệu.