
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtTình trạng khô hạn kéo dài càng khiến các phương tiện giao thông đường thủy, vốn đang ùn tắc dọc sông Rhine, càng gặp khó khăn, TTXVN đưa tin hôm 12/8.
Việc này đang ảnh hưởng mạnh tới nỗ lực của Đức trong việc nhập khẩu năng lượng của Nga khi than được coi là hàng hóa chính vận chuyển qua tuyến đường thủy này.
Mực nước sông Rhine xuống thấp gây khó khăn cho ngành hàng hải. (Nguồn: dw.com)
Bản tin của TTXVN dẫn lời ông Roberto Spranzi, chủ doanh nghiệp vận tải thủy DTG, nói mực nước sông Rhine xuống thấp bất thường khiến lượng hàng hóa chuyên chở bị hạn chế rất nhiều.
Hiện nước ở lối vào cảng Duisburg miền Tây nước Đức chỉ còn 1,7 m, so với mức bình thường là hơn 2 m. Ông Spranzi chia sẻ để vận chuyển cùng một lượng hàng hóa, phải dùng ba đến bốn tàu thay vì chỉ cần một chiếc như trước đây.
Xa hơn nữa, ở đoạn Kaub, khu vực “thắt cổ chai” trong hành trình di chuyển của tàu thuyền, nơi sông Rhine chảy hẹp và nông, mực nước được dự báo sẽ giảm xuống dưới 40 cm vào cuối tuần và việc vận chuyển hàng hóa qua đây được cảnh báo còn ách tắc hơn nhiều.
Trong bối cảnh Berlin chuyển một phần sang sử dụng điện than để bù vào sự thiếu hụt khí đốt của Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine, sông Rhine trở thành tuyến đường thủy huyết mạch vận chuyển than.
Tuy nhiên, mực nước quá thấp đã khiến các nhà cung cấp năng lượng cảnh báo họ có thể phải hạn chế sản lượng. Hai nhà máy điện than ở Đức có thể hoạt động cầm chừng trong tháng Chín tới.
Những khó khăn trong vận chuyển hàng hóa trên sông Rhine càng làm gia tăng tình trạng khan hiếm và gián đoạn chuỗi cung ứng vốn đang gặp rất nhiều khó khăn.
Các chuyên gia nhận định không chỉ than, mực nước thấp trên sông Rhine còn khiến việc vận chuyển các sản phẩm quan trọng từ dầu mỏ như xăng, dầu diesel hoặc dầu sưởi trên tuyến đường thủy này không thể hoạt động bình thường.
Năm 2018, đợt hạn hán nghiêm trọng khiến mực nước sông Rhine ở đoạn Kaub giảm xuống mức thấp nhất là 25 cm, đã làm giảm 0,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức trong năm đó, theo nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương Đức.
Nhà kinh tế Marc Schattenberg của ngân hàng trên cho biết mực nước thấp đã xuất hiện sớm hơn nhiều trong năm nay. Với những gì đang xảy ra so với năm 2018 thì tổn thất về giá trị kinh tế có thể còn nghiêm trọng hơn nhiều.
Ngày 11/3/2025, Công ty CP Cấp Thoát nước Khánh Hòa phát thông báo cảnh báo về tình trạng mạo danh nhân viên để lừa đảo khách hàng.
Tại TP.HCM vừa diễn ra hội thảo giới thiệu ống nhựa PVC-O, do Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam, Tập đoàn Molecor (Tây Ban Nha) và Tập Đoàn Bình Minh Việt phối hợp tổ chức. Sự kiện thu hút hơn 50 đại biểu đến từ các công ty cấp thoát nước hàng đầu phía Nam như SAWACO, BIWASE, BWACO, Cấp nước Long An, Cần Thơ, Bến Tre,...
Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.
Ngày 7/3/2025 tỉnh Bình Dương khai mạc Giải BIWASE Tour Of Việt Nam, nằm trong khuôn khổ giải đấu thường niên Xe đạp Quốc tế nữ Bình Dương lần thứ XV tranh cup BIWASE thu hút 20 đội trong nước và quốc tế.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Cần xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, phát huy vai trò là “đòn bẩy” tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh nước sạch. Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức tại TP. Cần Thơ ngày 28/2.
Sau một thập kỷ xây dựng, dự án "siêu cống" Thames Tideway của London cuối cùng đã hoàn thành. Hệ thống cống ngầm quy mô lớn này, với chi phí đầu tư đạt 5 tỷ bảng Anh (tương đương 6,3 tỷ USD), hứa hẹn sẽ cách mạng hóa hệ thống xử lý chất thải của thành phố.
Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Cấp Thoát nước.
Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.