Nhiệt độ
Thượng đỉnh Châu Á-TBD về nước, TTCP Phạm Minh Chính: Nước là tài nguyên chiến lược, cần công bằng, công lý trong giải quyết
Hội nghị thượng đỉnh về nước Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ tư (APWS lần thứ 4), đã khai mạc ngày 23/04/2022 tại Kumamoto, Nhật Bản với chủ đề "Nước cho phát triển bền vững – Các phương pháp hay nhất và thế hệ tiếp theo". Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu trực tuyến từ đầu cầu Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh về nước Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 4 tại đầu Hà Nội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ 30 quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tham dự, Nhật Bản tuyên bố tài trợ gần 4 tỷ USD trong 5 năm để giải quyết các vấn đề về nước ở khu vực
Hội nghị đã quy tụ sự tham dự của nguyên thủ quốc gia từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và đại diện của các tổ chức quốc tế nhằm thảo luận về các vấn đề khác nhau liên quan đến nước. Cuộc họp diễn ra tại thành phố Kumamoto, Nhật Bản, nhằm thúc đẩy khu vực đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), cũng như tạo cơ hội tiếp nối Tuyên bố Yangon, được APWS lần thứ 3 thông qua vào năm 2017 , đặt ra một lộ trình để nâng cao năng lực đổi mới vì an ninh nguồn nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tuyên bố cũng thúc đẩy vai trò hàng đầu của khu vực trong việc thực hiện Thập kỷ hành động quốc tế: Nước vì phát triển bền vững (2018-2028).
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã tham dự và phát biểu khai mạc trong khi Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako tham dự trực tuyến từ Hoàng cung.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Kishida nói, Nhật Bản sẽ cung cấp khoảng 500 tỷ yên (gần 4 tỷ USD) trong 5 năm tới để giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ông cho biết, Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao sử dụng các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.
"Đây là cơ hội tốt để thực hiện một bước tiến lớn nhằm giải quyết các vấn đề về nước toàn cầu bằng cách tập hợp trí tuệ và quyết tâm từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương," Thủ tướng Kishida nhấn mạnh.
APWS lần thứ 4 cũng chia sẻ những nỗ lực lâu dài của thành phố chủ nhà trong việc bảo tồn nguồn nước ngầm cũng như những nỗ lực phục hồi sau trận động đất ở Kumamoto năm 2016.
Hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày dự kiến bao gồm các cuộc triển lãm, một phiên thảo luận về tuyên bố cấp cao sẽ được thống nhất tại cuộc họp và các hội nghị chuyên đề. Các cuộc thảo luận cũng được tổ chức thông qua các phiên chuyên đề song song về các chủ đề đa dạng bao gồm: nước và thiên tai bao gồm cả biến đổi khí hậu; cung cấp nước; nước và môi trường: từ nguồn đến biển; nước, nghèo đói và giới; quản lý nước, vệ sinh và nước thải; đổi mới sáng tạo của giới trẻ; nước và Thức ăn; nước, văn hóa và hòa bình; vàquản lý chu trình nước.
Bốn phiên tổng hợp sẽ thảo luận về: khoa học và công nghệ; quản trị và tài chính; mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến nước; và phục hồi sau COVID-19.
Nước là tài nguyên chiến lược, cần bảo đảm công bằng, công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan
Phát biểu từ Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 nhóm giải pháp để thúc đẩy, nâng cao chất lượng nước, bảo đảm an ninh nguồn nước, khai thác bền vững, hiệu quả và sử dụng nguồn tài nguyên nước liên quốc gia một cách công bằng, hài hòa, hợp lý, gắn kết, cùng có lợi, trên cơ sở tăng cường hơn nữa đoàn kết, hợp tác quốc tế và đề cao chủ nghĩa đa phương, bảo đảm công bằng, công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan đến nước.
"Những tác động cộng hưởng chưa từng có của các thách thức mang tính toàn cầu như đại dịch COVID-19, thiên tai, biến đổi khí hậu, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên nước, đã và đang để lại những hệ lụy to lớn và nhiều mặt cho thế hệ hôm nay và mai sau", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng khẳng định, để chủ động ứng phó, giảm thiểu tác động tiêu cực của những thách thức này, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững, bao trùm và xuyên quốc gia, nhất là quá trình phục hồi sau đại dịch, nỗ lực của mỗi quốc gia là yếu tố then chốt, quyết định, nhưng hợp tác quốc tế là quan trọng và đột phá. Đây là những vấn đề toàn cầu nên đòi hỏi phải có cách tiếp cận và giải pháp toàn cầu, và tăng cường hơn nữa đoàn kết, hợp tác quốc tế và đề cao chủ nghĩa đa phương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất ba nhóm biện pháp để triển khai tại khu vực.
Thứ nhất, tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế cởi mở, minh bạch, thực chất, cùng có lợi; cộng đồng quốc tế cùng thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các cam kết quốc tế về tài nguyên nước nhất là Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đến năm 2030, Thỏa thuận Paris và cam kết tại COP26 về biến đổi khí hậu, Khung hành động Sendai về giảm rủi ro thiên tai.
Thứ hai, đề nghị Nhật Bản và các nước phát triển quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ các nước đang phát triển về kinh nghiệm, tài chính, công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực, điều tra cơ bản và quy hoạch sử dụng nước nhằm quản lý hiệu quả, khai thác bền vững và phân bổ công bằng tài nguyên nước; ưu tiên quản lý bền vững và bảo vệ các hệ sinh thái với các giải pháp thuận theo tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; bảo đảm công bằng công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan đến nước.
Thứ ba, tăng cường hợp tác và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức, cơ chế hợp tác về quản lý lưu vực sông xuyên biên giới như Ủy hội sông Mekong quốc tế và các cơ chế hợp tác lưu vực sông khác; tập trung thúc đẩy các giải pháp toàn diện bao gồm chuyển đổi số, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp và người dân, đẩy mạnh hợp tác công-tư, tăng cường quản trị nước thông minh…
Đối với Việt Nam, tài nguyên nước có nguy cơ suy giảm do khai thác quá mức, sự phát triển thuỷ điện quá tải ở nhiều nơi, cùng với đó là các tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng nước biển dâng. Do đó, Việt Nam luôn xác định nước là nguồn tài nguyên chiến lược, cần được quản lý, khai thác, sử dụng phù hợp, an toàn, đảm bảo vệ sinh, hiệu quả để thúc đẩy phát triển theo hướng xanh, tuần hoàn và bền vững; bảo đảm hài hòa, hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; không đánh đổi an sinh xã hội và môi trường sống, an ninh nguồn nước để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Thời gian qua, Việt Nam luôn tích cực đóng góp vào nỗ lực hợp tác quốc tế, đặc biệt với các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam như Lào, Campuchia, Trung Quốc và các đối tác quốc tế khác để quản lý, phát triển, bảo vệ và sử dụng bền vững và hiệu quả, cùng có lợi tài nguyên nước từ các dòng sông.
APWS là một nền tảng duy nhất được thành lập bởi sáng kiến của cựu Thủ tướng Nhật Bản Ryutaro Hashimoto đưa ra tại Diễn đàn nước toàn cầu lần thứ 4 năm 2006, được tổ chức theo định kỳ 2-3 năm/lần, nhằm cung cấp một cơ chế hiệu quả để hợp tác quản lý tài nguyên nước và lồng ghép quản lý tài nguyên nước vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
APWS lần thứ 4 diễn ra vào ngày 23-24 tháng 4 năm 2022 cả trực tiếp và trực tuyến.
Sơn Thuỷ
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước
SAWACO kỷ niệm 150 năm thành lập, đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối
Đại hội Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2025-2030
Đọc thêm
Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, sáng 9/1/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự cùng các thành viên của Hội đồng thẩm định.
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối
Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.
Đại hội Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2025-2030
Ngày 27/12/2024 tại TP. Hồ Chí Minh, Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam tiến hành Đại hội lần thứ XIX nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Thanh Sử - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty TNHH MTV Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) được bầu giữ chức Chủ tịch Chi hội.
Nhìn lại 3 năm tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week
Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 là năm thứ 3 được Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức. Qua thời gian, sự kiện ngày càng chứng minh được vị trí, khẳng định uy tín của thương hiệu Vietnam Water Week và xứng đáng là sự kiện tâm điểm của ngành Nước Việt Nam hàng năm.
Công ty CP B.O.O Nước Thủ Đức kỷ niệm 20 năm thành lập
Ngày 18/12/2024, Công ty CP B.O.O Nước Thủ Đức long trọng kỷ niệm 20 năm thành lập. Đến dự có Phó Chủ tịch Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam Hạ Thanh Hằng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) Bùi Thanh Giang, lãnh đạo Công ty qua các thời kỳ cùng đông đảo CBCNV, người lao động trong Công ty.
Hội nghị Ban Chấp hành Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc lần thứ II thành công tốt đẹp
Ngày 15/12/2024, tại Hà Giang, Chi hội Cấp Thoát nước (CTN) miền Bắc đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2025. Hội nghị đã thành công tốt đẹp với sự tham gia của các đại biểu miền Bắc.
VWSA - TVET: Hợp tác nhằm phổ biến kiến thức về Xử lý nước thải đến với cộng đồng
Đó là nội dung chính trong buổi làm việc giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) và Chương trình Hợp tác Việt - Đức về Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam (TVET) vào buổi sáng ngày 5/12/2024 vừa qua.
Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2027
Sáng ngày 04/12/2024, Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đồng chí Nguyễn Văn Tươi được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ.
Hoạt động hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp ngành Nước ngày càng thực chất và hiệu quả
Ngày 22/11 vừa qua, Bộ môn Cấp thoát nước, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và Công ty CP Cấp nước Hải Phòng đã chủ trì tổ chức Tọa đàm khoa học và ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 – 2029