
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtPhong Thổ là huyện biên giới có địa hình chủ yếu là núi cao và độ dốc lớn, nhiều hộ dân gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Như nhà anh Lò Văn Kim (ở bản Nà Cúng, xã Bản Lang) tuy nằm sát trục đường tỉnh lộ 132 nhưng lại khó khăn khi tiếp cận nguồn nước sinh hoạt, bản tin TTXVN cho hay.
Gia đình anh Kim phải tự bỏ tiền mua máy hút nước, ống dây dẫn nước từ mó về. Do không có bể lọc, khi trời mưa, lượng đất, rác làm tắc ống và nước đục. Vào mùa khô, nhất là vào tháng 3, tháng 4 hàng năm, nguồn nước xuống thấp, nhiều lúc không có nước để sử dụng. Anh Kim chia sẻ, khi không có nước, mọi sinh hoạt trong gia đình rất bất tiện.
Năm 2022, được sự quan tâm của cấp trên, công trình cấp nước sinh hoạt khu C5, C7 đã được sửa chữa, cùng với đó huyện đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa 16 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Nhờ đó, gia đình anh Kim cũng như nhiều hộ dân khác trên địa bàn bản Nà Cúng (xã Bản Lang) được hưởng lợi từ công trình.
Người dân huyện Phong Thổ (Lai Châu) sử dụng nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày. (Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN)
Công trình sửa chữa nước sinh hoạt khu C5, C7 bản Nà Cúng do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Thổ làm chủ đầu tư với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục: bể lọc, bể chứa, bể thu nước, tường chắn đất, hố van trên tuyến, thay mới đường ống, lắp đồng hồ công tơ…
Đưa vào sử dụng cuối tháng 12/2022, công trình đã giúp 72 hộ dân bản Nà Cúng có đủ nước sinh hoạt, yên tâm lao động, sản xuất.
Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ Trần Bảo Trung cho biết, địa bàn có 152 công trình cấp nước sinh hoạt, phục vụ cho trên 11.600 hộ dân với 55.924 nhân khẩu.
Nhờ người dân đồng thuận lắp đồng hồ công tơ, trả tiền nước sử dụng để làm kinh phí cho đội tự quản vận hành và bảo dưỡng, đến nay, cơ bản các công trình cấp nước sinh hoạt tại huyện Phong Thổ đều phát huy hiệu quả sau đầu tư. Tỷ lệ người dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng lên 88,8%.
Cán bộ xã Bản Lang cùng người dân bản Nà Cúng kiểm tra hệ thống bể lọc nước tại Công trình sửa chữa nước sinh hoạt khu C5, C7. (Ảnh: Việt Hoàng – TTXVN)
Theo kế hoạch, năm 2023, huyện Phong Thổ đầu tư thêm 5 công trình cấp nước sinh hoạt với kinh phí gần 4,5 tỷ đồng, phục vụ cho 274 hộ ở các xã Ma Ly Pho, Nậm Xe, Bản Lang, Hoang Thèn.
Từ nay đến năm 2025, huyện sẽ được hỗ trợ kinh phí trên 2 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt phân tán phục vụ nước cho 695 hộ.
Địa phương phấn đấu tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2023 là 89%, đến năm 2025 là 93%.
Có tổng số 16 công trình trong năm 2022 được đầu tư từ nguồn Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (trên 800 triệu đồng) cấp nước cho 83 hộ ở xã Lản Nhì Thàng; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (19,2 tỷ đồng) phục vụ nước sinh hoạt cho 746 hộ tại các xã: Huổi Luông, Ma Ly Pho, Khổng Lào; phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số (trên 16,8 tỷ đồng) phục vụ nước cho 1.021 hộ ở các xã: Bản Lang, Nậm Xe, Hoang Thèn, Pa Vây Sử, Ma Ly Pho, Sì Lở Lầu, Dào San. Việc đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã giúp người dân Phong Thổ có đủ nước sạch và an toàn; đồng thời thể hiện sự quan tâm của địa phương tới công tác chăm lo đời sống người dân cũng như nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, tiến đến nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe toàn dân. |
Để đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030, Việt Nam cần huy động hiệu quả mọi nguồn lực phát triển. Trong đó, ngành Nước với vai trò thiết yếu không chỉ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước mà cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư với các doanh nghiệp hoạt động độc lập, minh bạch, bền vững về tài chính.
Chiều 28/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã chứng kiến trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Công ty Cấp nước Tiền Giang.
Sáng ngày 18/4/2025, Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (UDC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của mình .
Với mục tiêu đem lại nhiều tiện ích, phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, các đơn vị quản lý cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh ứng dụng CNTT và nhiều giải pháp số hóa, qua đó tạo nền tảng hình thành và xây dựng văn hóa doanh nghiệp số.
Ngày 03/4/2025, Công ty CP Cấp nước Phú Hòa Tân tổ chức Hội nghị tuyên dương gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025. Qua đó đánh giá phong trào thi đua trong 5 năm qua, đồng thời vinh danh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của công ty.
Diễn ra tại Thanh Hóa, Hội nghị BCH Chi hội Cấp thoát nước miền Bắc lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 - 2025 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động chuyên môn và phát triển bền vững của ngành Cấp Thoát nước (CTN) khu vực miền Bắc.
Để thuận tiện hơn cho khách hàng, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và các đơn vị cấp nước thành viên đã thực hiện cấp định mức nước sinh hoạt căn cứ thông tin cư trú trên ứng dụng VNeID và cổng dịch vụ công quốc gia.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào mọi mặt của đời sống đã trở nên phổ biến. Trước thực tế này, ngành Cấp Thoát nước cũng không phải ngoại lệ. AI được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề về quản lý, xử lý nước thải nhằm bảo vệ tài nguyên nước.
Để đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và các đơn vị cấp nước thành viên đã không ngừng đổi mới công nghệ, tối ưu hóa, rút ngắn thời gian gắn đồng hồ nước và cấp định mức nước cho khách hàng