
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuất(Ảnh: Reuters, Getty)
Đồng hành với mùa bóng đầy sôi động này là những câu chuyện về việc sử dụng nước cho sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh.
Năm 2022 chứng kiến nhiều sự thay đổi tích cực trong khoa học công nghệ cùng với những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Đây cũng là năm đầu tiên World Cup được tổ chức vào mùa đông, trái ngược với các giải trước đây. Các công nghệ mới vận hành sân vận động được áp dụng trong World Cup 2022, từ đó ảnh hưởng đến lưu lượng nước sử dụng tại đây.
Sân vận động
Tất cả các sân vận động ở Qatar đều có thiết bị và vòi với lưu lượng thấp, kết hợp các cảm biến chuyển động, thiết bị sục khí và các thiết bị hạn chế dòng chảy khác. Nhiều sân vận động đã lắp đặt nhà vệ sinh với cảm biến chuyển động hoặc hệ thống xả kép. Hệ thống đo lường nước và phát hiện rò rỉ được lắp đặt cho phép các nhóm cơ sở quản lý việc sử dụng nước và xác định hệ thống ống cần bảo trì hoặc sửa chữa. Với các tính năng trên, các sân vận động dự kiến sẽ sử dụng lượng nước ít hơn khoảng 40% so với các yêu cầu của Bộ luật Hệ thống nước Quốc tế, theo báo cáo của Ủy ban Vận chuyển và Pháp lý Qatar.
Ví dụ tại sân vận động Al Janoub:
-Bồn tiểu không nước: Nước tiểu chảy xuống chậu, sau đó đi qua một chất lỏng niêm phong - thường là chất lỏng gốc dầu được thiết kế đặc biệt - và được thu thập trong ống thải bên dưới. Mùi bị giữ lại bên dưới lớp dầu chứ không phải trong phòng vệ sinh.
-Nhà vệ sinh xả kép: Có hai tính năng đặc biệt giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn. Rãnh thoát lớn giúp chất thải dễ dàng thoát khỏi chậu mà sử dụng ít nước hơn. Thiết kế xả rửa đẩy chất thải xuống cống.
Ngược lại, bồn cầu tiêu chuẩn sử dụng tác dụng xi phông, đưa khối lượng nước lớn vào chậu, làm đầy ống siphon và khiến nó hút nước và chất thải ra khỏi chậu và xuống cống. Ngoài ra, có tùy chọn xả một nửa hoặc xả toàn bộ.
-Vòi có cảm biến ngắt tự động: Rất nhiều nước bị lãng phí do rò rỉ hoặc do người dùng không tắt hết vòi. Cảm biến tự động là một thiết bị rất đáng tin cậy và là giải pháp thân thiện với môi trường hàng đầu.
Việc dễ tiếp cận giúp những cảm biến này đặc biệt hữu ích cho những người bị hạn chế khả năng vận động. Những chiếc vòi rảnh tay hợp vệ sinh hơn, giúp giảm nguy cơ lây truyền vi khuẩn.
Ở sân vận động Al Rayyan, hệ thống quản lý công trình mỗi 30 phút ghi chỉ số công tơ nước một lần. Dữ liệu có thể đọc và xuất ra từ xa để dễ dàng xác định tốc độ dòng chảy cao hơn bình thường, giúp người điều hành nhanh chóng giải quyết rò rỉ hoặc các vấn đề khác.
Ở sân vận động Al Bayt, nước ngưng tụ từ hệ thống làm mát được thu thập, sau đó gửi đến nhà máy tưới, nơi nó được trộn với nước uống được để tưới. Nước mưa từ mái che sân vận động được thu gom trong một bể chứa bên ngoài sân có thể tích 28.000 m3. Nước thải sẽ được xử lý và tái sử dụng để tưới tiêu và làm sạch bụi trong quá trình xây dựng. Khi sân vận động đi vào hoạt động, nước đã qua xử lý sẽ được sử dụng trong tháp làm lạnh và các khu đất xung quanh.
Ở sân vận động 974 (tên cũ là Ras Abu Aboud), nguồn nước ngầm bị ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp trước đây, đòi hỏi phải đào và khử nước. Phần nước bị ô nhiễm này được xử lý trước khi sử dụng.
Một hệ thống xử lý bao gồm một đầm phá nhân tạo có sức chứa 12.500 m3 được lót bằng vải địa kỹ thuật và polyethylene mật độ cao đã được xây dựng, cho phép lưu trữ và tái sử dụng. Nước được kiểm tra chất lượng hàng ngày trước khi được dùng làm sạch bụi.
Ở sân vận động Lusail, một nhà máy xử lý nước thải tạm thời đã được lắp đặt tại cơ sở lưu trú của công nhân. Nhà máy có thể xử lý 1.000 m3 nước mỗi ngày, sau đó dùng làm sạch bụi tại chỗ. Điều này giảm lượng nước ngọt cần thiết và hạn chế nhu cầu vận chuyển nước.
Ở các sân tập luyện, hệ thống tưới tự động điều khiển các van và vòi phun tùy thuộc theo độ ẩm và nhiệt độ, giúp tiết kiệm nước hơn 20% so với việc điều khiển tưới thủ công.
Lượng nước sử dụng
Qatar khẳng định World Cup được tổ chức không gây ô nhiễm không khí, với một tỉ lệ cacbon thấp, thậm chí là không có. Nhưng nhu cầu về nước là một bài toán lớn.
Tại Qatar, việc có nước ngọt để sử dụng trực tiếp là rất hạn chế và phụ thuộc vào quá trình khử muối, một phương pháp lọc nước mặn để lấy nước uống đi kèm với chi phí môi trường lớn đối với môi trường biển của khu vực.
Có tới 43% công suất khử muối của thế giới đến từ các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Dù tình trạng khan hiếm nước của mình, GCC nằm trong những quốc gia tiêu thụ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt phụ thuộc nhiều vào các nhà máy khử muối.
Các quốc gia thuộc Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có một trong những tỷ lệ tiêu thụ nước bình quân đầu người cao nhất thế giới, khoảng 500 lít mỗi ngày, cao hơn 50% so với mức trung bình toàn cầu.
The Guardian đề cập trong bản tin ngày 7/10 rằng Ban Tổ chức cần quản lý các mặt sân trên 8 sân vận động và 130 sân tập bổ sung. Chuyên gia Haitham Al Shareef chia sẻ với Reuters rằng họ đã thực hiện một quá trình tinh tế và phức tạp để tạo ra mặt cỏ phù hợp cho bóng đá ở khí hậu Qatar ngay khi thời tiết bắt đầu mát mẻ, đó là thổi không khí lạnh trên cỏ và tưới sân bằng ít nhất 10.000 lít nước đã khử muối mỗi ngày. Tất nhiên, con số này chỉ bằng 1/5 lượng sử dụng vào mùa hè.
Hiện đang có 1 lượng cỏ dự trữ 425.000 m2, tương đương khoảng 40 sân bóng đá, đang được trồng tại một trang tại ở phía Bắc Doha và lượng nước tiêu thụ của nó không được báo cáo.
Khử muối là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm biển tồi tệ nhất trên thế giới. Việc này tạo ra một lượng nước thải có độ mặn cao, nóng hơn và chứa các hóa chất như clo, kim loại nặng và chất chống tạo bọt được thêm vào trong quá trình khử muối vô cùng độc hại, có thể gây hại cho các rạn san hô và các sinh vật biển nhỏ hơn sống dưới đáy biển.
Cùng với nước, các sinh vật nhỏ hơn cũng có nguy cơ bị hút vào hệ thống và có thể bị va chạm vào các tấm chắn của đường ống nạp hoặc bị cuốn theo, di chuyển theo nước đến nhà máy, dẫn đến thương tích nặng và chết.
Hạn chế cấp nước uống
Nước chủ nhà Qatar không xây dựng các đài phun nước tại khu vực dành cho fan, làng cổ động viên và cả xung quanh 8 sân vận động mặc cho trời nóng đến 33 độ C vào khoảng thời gian diễn ra World Cup 2022, theo bản tin ngày 17/11 của Daily Mail.
Khu vực bán nước vẫn có, khán giả có thể mua một chai nước với giá 2,3 bảng, nhưng lại không hề có bất kỳ chỗ nào để đổ đầy lại bình.
Ban Tổ chức cũng đã không thể triển khai việc lắp đặt đài phun nước và hệ thống cung cấp nước sinh hoạt trong công viên cho những người hâm mộ ở bờ sông Corniche gần đó, nơi được chuyển đổi thành một điểm thu hút khách du lịch dài 7 km với các quán cà phê, quán bar.
Đây là một vấn đề đáng lo ngại cho các cổ động viên khi đến Qatar xem bóng đá khi họ có thể gặp những vấn đề như say nắng hoặc mất nước nghiêm trọng.
Với dân số 2,6 triệu người, Qatar là nước nhỏ nhất từng tổ chức World Cup, sau Thụy Sĩ năm 1954. Do điều kiện khí hậu đặc trưng, việc tổ chức giải đấu tại đây có phần khó khăn. Qatar cũng đã có những phương án để giải quyết vấn đề, ví dụ như việc xây dựng sân vận động tạm thời đầu tiên của World Cup – sân 974 có thể tháo dỡ và chuyển các vật liệu ra nước ngoài để tái sử dụng, cho phép phục hồi tự nhiên địa điểm xây dựng và tái sử dụng công trình cho mục đích khác cũng như tiết kiệm được lượng nước phải tiêu thụ để tưới cỏ.
(Tổng hợp của Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam từ nhiều nguồn)
Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước, thực sự trở thành nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, phục vụ sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên hành trình dựng xây và phát triển đất nước.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), sáng ngày 19/6, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã gặp mặt chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (19/5/1960 - 19/5/2025) đã diễn ra long trọng và thành công tốt đẹp. Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam xin gửi tới các độc giả trên cả nước Thư cảm ơn của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong.
Ngày 14/6/2025, gần 500 học sinh và phụ huynh tham gia buổi lễ tổng kết và trao giải cuộc thi vẽ tranh "Vẽ nước - Vẽ tương lai xanh" năm 2025 tại Trường THCS Trần Quốc Toản 1 (TP.Thủ Đức).
Từ ngày 16 đến 17/6/2025, CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước Việt Nam đã tổ chức Phiên họp lần 2 năm 2025 tại Công ty CP Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu (BWACO).
Với hai trụ cột "đổi mới" và "sáng tạo", Diễn đàn và Triển lãm ngành Cấp Thoát nước Indonesia 2025 là sự kiện trọng tâm của ngành nước Indonesia trong bối cảnh đô thị hóa. Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp Thoát nước và Môi trường - đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tham dự sự kiện.
Mới đây, Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời số 4260/BXD-KCHT về việc tổ chức sự kiện Tuần lễ ngành nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2025. Theo đó, Bộ Xây dựng đồng ý bảo trợ sự kiện Tuần lễ ngành nước Việt Nam với chủ đề “Ngành nước Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Thách thức và cơ hội”.
Hòa chung với không khí rộn ràng từ những sự kiện trọng đại của đất nước trong tháng 5 lịch sử, tại nơi biên cương xa xôi của Tổ quốc, nằm tại vị trí tiếp giáp biên giới Việt - Lào, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ khánh thành Cầu nối yêu thương 117 - cầu Chà Lắn.