
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtSau khi tăng trưởng ấn tượng gần 36% trong năm 2021, lọt vào nhóm 10 thị trường chứng khoán tăng mạnh nhất thế giới, chỉ số VN-Index đã mất gần 8% xuống còn 1.384,72 điểm vào ngày 20/4/2022.
“Thị trường hiện tại đang hoàn toàn thiếu đi động lực tăng trưởng với phần lớn các nhóm cổ phiếu đã tăng nóng. Xu hướng sắp tới của thị trường cũng như của các nhà đầu tư sẽ hướng tới nhóm cổ phiếu phòng thủ có nền tảng tăng trưởng ổn định và chưa tăng giá quá nhiều trong vòng hai năm qua”, ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty Chứng khoán Dầu Khí (PSI), nói với Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
“Nhóm cổ phiếu ngành nước theo tôi sẽ trở nên đáng quan tâm hơn từ giờ cho tới cuối năm”, ông Tuấn chia sẻ.
Các chuyên gia chứng khoán coi nhóm cổ phiếu ngành Nước là cổ phiếu phòng thủ nhờ tính chất hoạt động ổn định của các doanh nghiệp cấp nước.
Ông Tuấn nói đặc điểm của các doanh nghiệp nhóm ngành Nước là lợi suất cổ tức tương đối tốt, thậm chí có lợi suất cổ tức trên 20%, nhưng thanh khoản thấp do cơ cấu sở hữu 51% trở lên của cổ đông lớn.
Cổ phiếu của các doanh nghiệp cấp nước triển vọng do nhu cầu sử dụng nước tại các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu du lịch đều cao và nhiều dư địa tăng trưởng, theo ông Tuấn. Ngoài ra những doanh nghiệp nước có quy mô lớn, có nhiều nhà máy nước và chuỗi dịch vụ hoàn chỉnh như Công ty TNHH Nước sạch REE, Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (mã chứng khoán BWE) sẽ giúp lợi nhuận bứt phá, tạo đà cho tăng trưởng giá cổ phiếu.
Tới nay có tổng cộng 64 mã chứng khoán ngành nước trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm cổ phiếu doanh nghiệp nước sạch và cấp thoát nước. Trong đó, 55 mã giao dịch trên sàn Upcom, 4 mã giao dịch trên sàn HOSE và 5 mã giao dịch trên sàn HNX.
Nhóm 10 mã cổ phiếu hàng đầu ngành nước bao gồm BWE, VCW (Công ty Cổ phần Đầu tư Nước sạch Sông Đà), HPW (Công ty Cổ phần cấp nước Hải Phòng), TDM (Công ty Cổ phần Nước Thủ Dầu Một), BWS (Công ty Cổ phần Cấp nước Bà Rịa-Vũng Tàu), TDW (Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức), DNN (Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng), DNW (Công ty cổ phần cấp nước Đồng Nai), NBW (Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè) và VIW (Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam), theo tổng hợp của FiinPro dựa trên lợi nhuận ròng 9 tháng đầu năm 2021.
FiinPro là đơn vị cung cấp thông tin tài chính và doanh nghiệp uy tín tại Việt Nam.
Trong năm 2021, giá cổ phiếu của các công ty ngành nước tăng 23%, chậm hơn mức tăng của VN-Index, chủ yếu do cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ tăng mạnh như BDW (+76%); NBW (+78%); GTW (+42%); BWE (+37%); DNN (+30%) và TDM (+27%), Công ty Chứng khoán SSI nêu trong báo cáo tháng 1/2022.
Cổ phiếu ngành nước tăng trưởng chậm bởi giá bán nước sạch trung bình giảm 10% trong Q3/2021 để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của COVID-19, báo cáo của SSI nhận định. Đồng thời, nhu cầu tiêu thụ nước Q3/2021 cả ở hộ gia đình và khối khách hàng công nghiệp giảm 18% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, hoạt động của các công ty nước sạch bị ảnh hưởng nhẹ do chi phí xử lý chất thải, môi trường, khiến cho biên lợi nhuận của các công ty niêm yết đạt 32,9% trong năm 2021, giảm 1,3% so với năm trước.
Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP) đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ đạt 465 tỷ đồng cho năm 2022, giảm khoảng 8 % so với thực hiện năm ngoái, và kế hoạch này đã được Đại hội đồng Cổ đông thường niên thông qua hôm 19/4/2022, theo các công bố của NTP trên trang web công ty.
Đại hội đồng cổ đông cũng thông qua kế hoạch trả cổ tức năm 2021 bằng tiền, trị giá 25% vốn điều lệ. Với năm 2022, kế hoạch trả cổ tức bằng tiền sẽ là 20% vốn điều lệ.
NTP là một trong các doanh nghiệp chủ chốt ngành Nước, chuyên sản xuất ống và phụ tùng nhựa xây dựng.
Kỳ vọng bứt phá
Dù vậy, các chuyên gia ngành Nước và chứng khoán đều nhận định tích cực về sự “chuyển mình” của các mã cổ phiếu ngành Nước trong năm 2022.
Theo quan sát của ông Trần Minh Hoàng, Trưởng phòng Nghiên cứu và Phân tích Công ty Chứng khoán Vietcombank, từ đầu năm 2022 đến nay, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nước tăng trưởng khá tốt, điều này sẽ thu hút đầu tư và ảnh hưởng tốt đến giá cổ phiếu của ngành nước.
Báo cáo tháng 1/2022 của SSI dự báo doanh thu của các công ty có mạng lưới phân phối nước sạch năm 2022 tăng trưởng 9% so với cùng kỳ do công suất nước sạch tăng, tỷ lệ tiếp cận nước sạch tăng và nhu cầu sử dụng nước tại hộ gia đình cao hơn.
Theo số liệu của Hội Cấp thoát nước Việt Nam, tổng công suất nước sạch tại Việt Nam đạt 10,6-10,9 triệu m3/ngày. Theo quy hoạch ngành nước đến 2030, tiêu thụ nước sẽ đạt 105-110 lít/người/ngày trong 2021 lên 120 lít/người/ngày đến 2030. Tỷ lệ người dân tại khu vực nông thôn được cấp nước sạch qua hệ thống ước tính tăng từ 43,5% hiện tại lên 47% đến 2030.
Mặt khác, nhờ nâng cấp hệ thống giảm thất thoát nước để cải thiện mạng lưới đường ống nước sạch, tỷ lệ thất thoát nước trung bình ước tính giảm từ 19,5% trong năm 2021 còn 18,7% trong năm 2022.
Các chuyên gia SSI trong báo cáo nói trên đánh giá những công ty có nhà máy xử lý nước cũng được kỳ vọng sẽ có doanh thu khởi sắc hơn do nhu cầu xử lý nước tăng cao và suất đầu tư tăng dần theo thời gian.
Cụ thể, ít nhất hơn 4 nhà máy nước sạch sẽ đi vào hoạt động trong 2022, đạt tổng công suất 800.000 m3/ngày, tương đương tăng 33% so với cùng kỳ hàng năm.
Suất đầu tư nhà máy xử lý nước tại các công ty nước niêm yết giai đoạn 2021-2022 sẽ đạt 4.700 đồng/m3, cao hơn 1.000 đồng/m3 so với giai đoạn 2019-2020.
Ông Trần Anh Tuấn nhận xét, khi nguồn cung nước sạch ngày càng khan hiếm và tình trạng ô nhiễm gia tăng nhanh, giá nước bán lẻ và bán buôn của các nhà máy xử lý nước đều có lộ trình tăng. Cùng với lượng tiêu thụ tăng trưởng đều đặn, việc ngành cấp nước dự đoán có mức tăng trưởng 2 chữ số là điều tất yếu.
Lợi dụng chương trình truyền thông khuyến khích người dân cài đặt ứng dụng Chăm sóc khách hàng SAWACO (SAWACO CSKH), một số đối tượng với mục đích xấu đã thực hiện thủ đoạn lừa đảo tinh vi để thực hiện hành vi phạm pháp.
Để đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030, Việt Nam cần huy động hiệu quả mọi nguồn lực phát triển. Trong đó, ngành Nước với vai trò thiết yếu không chỉ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước mà cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư với các doanh nghiệp hoạt động độc lập, minh bạch, bền vững về tài chính.
Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã triển khai sử dụng App CSKH SAWACO hướng tới sự phát triển bền vững và thân thiện với người sử dụng.
Sau những mô hình hợp tác thành công trước đây, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tiếp tục là cầu nối trong mối quan hệ hợp tác giữa Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) và Công ty CP Nước sạch Bắc Ninh.
Chiều 28/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã chứng kiến trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Công ty Cấp nước Tiền Giang.
Trong suốt 50 năm xây dựng và phát triển vừa qua, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) luôn cam kết phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, góp phần đáng kể vào việc đảm bảo an ninh nguồn nước cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bảo đảm cung cấp nước sạch an toàn, liên tục phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và đại lễ Vesak năm 2025.
Sáng ngày 18/4/2025, Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (UDC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của mình .
Với mục tiêu đem lại nhiều tiện ích, phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, các đơn vị quản lý cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh ứng dụng CNTT và nhiều giải pháp số hóa, qua đó tạo nền tảng hình thành và xây dựng văn hóa doanh nghiệp số.