
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtNhững ngày qua, thông tin, hình ảnh hệ sinh thái dưới đáy biển Hòn Mun bị tàn phá nghiêm trọng trên các phương tiện truyền thông đã khiến nhiều người đặt câu hỏi lớn về nguyên nhân của sự việc. Ở khu vực Đông Bắc và Tây Nam Hòn Mun, hàng loạt san hô chết, phủ trắng một vùng rộng hàng trăm mét vuông, nhiều loài sinh vật biển như cá, tôm, mực... cũng không còn xuất hiện nhiều.
Kết quả công bố năm 2020 cho thấy tỉ lệ san hô cứng bị tẩy trắng lên đến 39,5% (Nguồn: báo Tiền phong)
Trao đổi với báo Tiền Phong, ông Huỳnh Bình Thái, Trưởng BQL Vịnh Nha Trang chia sẻ, nguyên nhân chính là do thiên tai và sự tẩy trắng của san hô.
Theo ông Thái, cơn bão số 12 năm 2017 từng làm rạn san hô phong phú và đa dạng tại Hòn Mun, Hòn Một, Hòn Tằm và đông bắc Hòn Tre bị thiệt hại nặng, đến 70-80%. Sang năm 2019, san hô tại vịnh Nha Trang tiếp tục bị tẩy trắng do nhiệt độ nước biển tăng đột biến. Tại khu vực Hòn Tằm, độ phủ san hô cứng suy giảm đột ngột vào tháng 7/2017 từ 56,8% xuống còn 12,5%.
Cũng theo ông Thái, nghiên cứu thực tế cho thấy, tỉ lệ san hô cứng bị tẩy trắng tại vịnh Nha Trang lên đến 39,5% trong năm 2020. Ngoài ra, sự bùng phát của các loài địch hại là sao biển gai và hiện tượng "tẩy trắng san hô" đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, khi môi trường sống của các loài sinh vật gần rặng san hô đã bị tàn phá.
San hô bị gãy đổ nghiêm trọng dưới đáy biển vịnh Nha Trang (Nguồn: báo Tiền Phong)
PGS.TS Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, nhận định với báo Tiền Phong san hô quý hiếm tại biển Hòn Mun ở vịnh Nha Trang bị xóa trắng là vấn đề nghiêm trọng. Tình trạng san hô chết trắng như hiện nay là rất khó phục hồi, việc phục hồi mất nhiều thời gian lẫn tiền bạc và có khi còn không thể phục hồi được.
Cũng theo ông An, để xác định chính xác nguyên nhân cần tổ chức nghiên cứu, đánh giá khách quan và khoa học. Từ những dữ liệu đó, thành phố mới có thể có phương án nhằm bảo vệ hệ sinh thái cục bộ, bảo tồn và phát triển môi trường sống của các loài sinh vật dưới biển nói chung.
Sáng ngày 18/4/2025, Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (UDC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của mình .
Từ ngày 7 đến 14/4/2025, thay mặt Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA), Chủ tịch VWSA Nguyễn Ngọc Điệp đã có chuyến công tác ra thăm, động viên, tặng quà cho các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Diễn ra tại Thanh Hóa, Hội nghị BCH Chi hội Cấp thoát nước miền Bắc lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 - 2025 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động chuyên môn và phát triển bền vững của ngành Cấp Thoát nước (CTN) khu vực miền Bắc.
Mới đây, Công ty CP Cấp nước Trung An đã vinh dự đón nhận Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 do Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) trao tặng. Đây là minh chứng cho thấy nỗ lực của công ty trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả quản lý nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày thành lập, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức “Hội diễn nghệ thuật quần chúng” với mong muốn thúc đẩy phong trào văn hoá doanh nghiệp cũng như nâng cao đời sống tinh thần cho toàn thể CBCNV.
Ngày 29/3/2025, tại Phú Thọ, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ I năm 2025 nhiệm kỳ VI (2020 - 2025).
Ngày 28/3/2025, tại Công ty CP Cấp nước Phú Thọ, Hội nghị lần thứ nhất năm 2025 của Câu lạc bộ (CLB) lãnh đạo nữ ngành nước Việt Nam với chủ đề "AI trong ứng dụng và quản lý" đã được tổ chức.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Ngày 26/3, Công ty CP - Tổng Công ty Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch, nghị quyết tăng trưởng “2 con số” lấy “Sản xuất xanh - Kinh tế tuần hoàn” làm chiến lược đột phá.