
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtNước chảy ở một con suối thuộc Sông Silala, khoảng 800 km (497 dặm) phía nam La Paz, Bolivia. Ảnh: David Mercado/Reuters
Chile muốn Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) công bố sông Silala chảy từ Bolivia là "nguồn nước quốc tế" và trao quyền tương đương cho nước này đối với nguồn nước của sông. Santiago cho biết họ đã bị tước các quyền này từ năm 1999.
Trước đó, năm 2016, Bolivia đã kiện Chile trước toà ICJ, đề nghị toà phán quyết rằng họ có "chủ quyền… đối với dòng chảy nhân tạo của sông Silala được đào, tạo nước trong lãnh thổ của mình" và yêu cầu Chile trả tiền bồi thường.
Cựu Tổng thống Bolivia Evo Morales cũng từng tìm cách sử dụng tranh cãi về con sông này để mặc cả trong cuộc tranh chấp pháp lý lớn hơn của Bolivia nhằm giành một lối đi ra Thái Bình Dương, mà họ đã mất cho Chile trong cuộc chiến tranh từ thế kỷ 19.
Nhưng toà án ICJ năm 2018 bác bỏ đề nghị của Bolivia về lối đi ra biển, cho rằng Chile "không cần hồi đáp" vì "không có nghĩa vụ pháp lý phải đàm phán một việc như vậy". Khi đó, ông Morales đe doạ giảm dòng chảy của sông Silala vào sa mạc Atacama khô cằn của Chile và áp đặt phí sử dụng nước.
Năm 2000, Chile đã đề xuất đàm phán chính thức về việc sử dụng nguồn nước sông Silala và sẵn sàng trả tiền để dùng nhưng các cuộc thảo luận bế tắc vì Bolivia tăng giá.
Chile và Bolivia không có quan hệ ngoại giao kể từ năm 1978. Phiên toà mới sẽ bắt đầu lúc 13h00 GMT ngày 1/4, tức 20h00 giờ Hà Nội, tại trụ sở của ICJ ở La Hay (Hà Lan) và sẽ tiếp tục trong tuần tới. Để đi tới phán quyết cuối cùng có thể mất nhiều năm. Các phán quyết của ICJ mang tính ràng buộc và không thể kháng cáo.
Trước dự báo về đợt mưa lớn diện rộng tại khu vực Bắc Bộ, Bộ Xây dựng đã ban hành công điện yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan triển khai khẩn cấp các phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng và triển khai nhiều phương án để vận hành liên tục, đảm bảo cung cấp nước sạch cho hơn 10 triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mùa mưa bão.
Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.
Ngày 19/6/2025, Công ty CP Nước BIWASE Cần Thơ cho biết đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy nước Cần Thơ 3 với công suất 50.000 m³/ngày đêm. Dự án đánh dấu bước tiến trong việc nâng cao năng lực cấp nước đô thị, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ và vùng phụ cận.
Sáng ngày 24/5/2025, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) phối hợp với Công ty CP Cấp nước tỉnh Lào Cai và chính quyền địa phương tổ chức lễ khánh thành và bàn giao hệ thống cấp nước sinh hoạt công suất 300m³/ngày đêm phục vụ khu tái định cư Làng Nủ (Lào Cai) sau thiên tai.
UBND tỉnh Long An vừa công bố kế hoạch đầu tư xây dựng 11 trạm xử lý nước thải (XLNT) sinh hoạt tập trung tại các đô thị trên địa bàn tỉnh, nhằm từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài và thiếu hụt hạ tầng thu gom, xử lý nước thải.
Ngày 05/5/2025, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với đoàn tư vấn dự án của Australia nhằm khảo sát, xây dựng dự án “Nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu và Cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”
Theo thông tin từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chính phủ và các đối tác của các quốc gia vùng Thái Bình Dương phải hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo có thể duy trì hoạt động của mình về mặt tài chính để cung cấp các dịch vụ cấp nước chất lượng cao và dễ tiếp cận cho mọi người.
Vượt qua đau thương do thiên tai gây ra, người dân ở khu tái thiết nhà ở thôn Làng Nủ (Bảo Yên) và thôn Nậm Tông, Kho Vàng (Bắc Hà) đã dần trở lại cuộc sống thường ngày. Một trong những yếu tố quan trọng giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống là được tiếp cận với nguồn nước sạch.