Nhiệt độ
Bảo vệ môi trường nước tại lưu vực sông
Hiện nay, môi trường nước tại nhiều lưu vực sông lớn ở nước ta duy trì ở mức “trung bình” đến “tốt”. Tuy nhiên, tại nhiều đoạn sông chảy qua khu vực có hoạt động công nghiệp và đô thị hóa mạnh, chất lượng nước vẫn bị ô nhiễm.
Việt Nam có 697 sông, suối, kênh, rạch và 38 hồ là nguồn nước liên tỉnh, thuộc 16 lưu vực sông chính; 3.045 sông, suối thuộc các lưu vực sông nội tỉnh. Trong số đó, có khá nhiều sông xuyên biên giới như: hệ thống sông Mê Công (sông Cửu Long), sông Hồng, sông Đằng Giang-Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Sê San, sông Đồng Nai. Tổng lượng dòng chảy của các sông khoảng 830 tỷ m3 đến 840 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, tài nguyên nước của Việt Nam bị phụ thuộc nhiều vào nguồn nước ngoại sinh. Các sông, suối xuyên biên giới chuyển vào nước ta lượng nước khoảng 520 tỷ m3 (chiếm khoảng 63%) tổng lượng nước trung bình hằng năm của hệ thống sông. Trong đó, lớn nhất là sông Cửu Long khoảng 450 tỷ m3 (chiếm khoảng 85%) tổng lượng nước từ các sông xuyên biên giới vào nước ta, tiếp đến là sông Hồng khoảng 52 tỷ m3 (chiếm khoảng 10%)… Đáng chú ý, tài nguyên nước mặt của Việt Nam phân bố không đều, khoảng 70% đến 80% lưu lượng nước mùa mưa, chỉ khoảng 20% đến 30% vào mùa khô.
Giai đoạn 2016-2020, phần lớn chất lượng nước trên các lưu vực sông lớn như: Lưu vực sông Hồng-Thái Bình, Mã, Vu Gia-Thu Bồn… duy trì ở mức tốt, trong đó tại nhiều sông, đoạn sông, nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) dựa trên kết quả quan trắc trung bình năm giai đoạn 2016-2020 tại chín lưu vực sông cho thấy: Chất lượng môi trường trên các lưu vực sông ở nước ta chủ yếu ở mức “trung bình” đến “tốt”. Cục bộ vẫn còn một số khu vực chất lượng nước ở mức kém. Đáng lo ngại, đối với các điểm nóng về môi trường nước trên các lưu vực sông Hồng-Thái Bình, Cầu, Nhuệ-Đáy, hay trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai vẫn chưa được cải thiện. Cụ thể, lưu vực sông Hồng-Thái Bình, điểm nóng nhất về ô nhiễm chất lượng nước là hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải của các địa phương: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương có chiều dài là 200 km.
Những năm gần đây, hệ thống này bị ô nhiễm nghiêm trọng về chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh. Kết quả quan trắc trong năm 2019 của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho thấy: hơn 90% các vị trí quan trắc trên hệ thống có thông số ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng, vi sinh vượt ngưỡng B1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Trong đó, mức độ ô nhiễm đặc biệt gia tăng vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm) do hệ thống thủy nông đóng để trữ nước phục vụ tưới tiêu. Nguyên nhân ô nhiễm được xác định là do phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt, công nghiệp, làng nghề… chưa được xử lý, xả trực tiếp từ các địa phương trong khu vực vào hệ thống. Hệ thống còn phải tiếp nhận nguồn nước từ các sông khác đang rất ô nhiễm chảy vào như: sông Cầu Bây thuộc Hà Nội; các nhánh sông Bần Vũ Xá, sông Đình Dù và kênh Trần Thành Ngọ của tỉnh Hưng Yên…
Ths Phạm Thị Thùy, Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng: Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành có liên quan cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; quản lý tài nguyên nước. Cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan về quản lý các nguồn thải và chất lượng môi trường nước bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và hài hòa với luật pháp quốc tế. Cần hoàn thiện quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, nhất là các hành vi vi phạm nghiêm trọng về tài nguyên nước và bảo vệ môi trường nước theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Ngoài ra, ngành tài nguyên nước cần sớm xây dựng nhóm chính sách, công cụ để tính toán được sức chịu tải của môi trường nước sông làm căn cứ cấp phép xả vào các nguồn nước; quy hoạch, phát triển mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia bảo đảm xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo chất lượng môi trường đồng bộ, thống nhất…
Chính quyền các địa phương cần tăng cường biện pháp giám sát, kiểm soát nguồn thải ra các lưu vực sông: Cầu, Nhuệ-sông Đáy, Hồng-Thái Bình, Đồng Nai, Sài Gòn…, và các dòng sông đã bị ô nhiễm trên phạm vi cả nước; chủ động giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh, nhất là chương trình phối hợp nhằm kiểm soát ô nhiễm nước sông liên tỉnh vào mùa khô. Trong bảo vệ môi trường nước, cần chú trọng kiểm soát hoạt động gây ô nhiễm môi trường tại các điểm có nguy cơ cao như: Khu vực nuôi trồng thủy sản, khu tiếp nhận nhiều nguồn thải, bến cảng, bến thủy nội địa… ■
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch
Gặp gỡ doanh nghiệp ngành Nước đến từ Bỉ
Nhựa Thiếu niên Tiền Phong được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của Hải Phòng
Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước
Đọc thêm
Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Đảm bảo cấp nước phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết các tỉnh thành trên cả nước trong dịp Tết tương đối ổn định. Song, các đơn vị cấp nước vẫn chủ động xây dựng các phương án điều phối ứng trực và vận hành cấp nước linh hoạt, đảm bảo tối ưu mạng lưới phục vụ nhu cầu của nhân dân.
Giải pháp cung ứng nước sạch cho TP. Hồ Chí Minh và các đô thị Việt Nam
Ngày 26/12/2024 tại TP.HCM, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức Hội thảo "Thách thức và giải pháp cung ứng nước sạch cho TP.HCM và các đô thị Việt Nam". Nhiều tham luận, giải pháp khoa học cung ứng nước sạch cho các đô thị được các học giả, chuyên gia trong và ngoài nước được giới thiệu tại hội thảo.
SAWACO: Nhân rộng uống nước tại vòi
Từ 14/12/2024, các trụ nước uống tại vòi do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) lắp đặt ở các điểm công cộng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người dân.
Hà Nội xây dựng đề án “hồi sinh” các dòng sông
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư cải tạo môi trường các dòng sông, nhưng vẫn chưa có giải pháp tổng thể để hồi sinh các dòng sông “chết” và khai thác giá trị lịch sử, văn hóa theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tìm giải pháp kỹ thuật, vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây
Các sở, ngành của TP. Hà Nội sẽ làm việc với Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai để tìm giải pháp kỹ thuật cũng như vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây để cải thiện môi trường sông Tô Lịch.
Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ
Với mong muốn giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, làm vơi bớt những mất mát đau thương mà bà con thôn Làng Nủ đã phải hứng chịu trong thời gian qua, Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam và Chi hội CTN miền Bắc đã lắp đặt hệ thống cấp nước cho bà con vùng lũ thôn Làng Nủ.
Thành phố Hà Nội vận hành thử Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá
Hà Nội vừa bắt đầu vận hành thử nghiệm dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, với công suất 100.000 m3/ngày đêm, nâng tỉ lệ xử lý nước thải của Thủ đô lên 40%.
Trạm Cấp nước sạch đảo Bạch Long Vĩ "vượt nắng thắng mưa" mang nguồn nước ngọt ra hải đảo
Bạch Long Vĩ vốn được biết đến là đảo "Vô thủy", do đó người dân trên huyện đảo luôn phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước ngọt. Thấu hiểu điều này, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng đã nỗ lực vượt qua nhiều thử thách, thi công xây dựng trạm cấp nước sạch cho người dân sử dụng.