Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Áp lực cao của vòi hoa sen có thể giúp mọi người tiết kiệm nước

12/03/2024 10:21

Các nhà nghiên cứu ở Surrey đưa ra kết luận khi các quan chức ở Anh đang tìm cách tiết kiệm nước trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và bùng nổ dân số làm gia tăng khoảng cách giữa cung và cầu.

Nghiên cứu chỉ ra, áp lực cao của vòi hoa sen có thể giúp mọi người tiết kiệm nước. Ảnh: RuslanDashinsky/Getty Images

Nghiên cứu chỉ ra, áp lực cao của vòi hoa sen có thể giúp mọi người tiết kiệm nước. Ảnh: RuslanDashinsky/Getty Images

Tiết kiệm nước đã trở thành một vấn đề nhận được nhiều quan tâm của công chúng trên toàn thế giới, trước nguy cơ thiếu hụt nguồn tài nguyên nước cũng như vấn nạn về ô nhiễm môi trường. 

Giờ đây, các chuyên gia của Đại học Surrey tiết lộ, vòi sen có áp suất cao có liên quan mật thiết đến việc tiết kiệm nước trong quá trình sử dụng, đồng thời tính năng hẹn giờ khi tắm cũng có thể trở thành lựa chọn hữu ích trong việc hạn chế lãng phí nước.

Các nhà nghiên cứu báo cáo: “Mặc dù việc áp dụng các thiết bị có dòng chảy thấp có thể là một tiết kiệm nước khi tắm vòi hoa sen và hướng tới "Net Zero", nhưng đó không phải là trọng tâm duy nhất”.

Các nhà khoa học đã lắp đặt cảm biến ở 290 phòng tắm xung quanh khuôn viên Đại học Surrey. Nhờ vậy, thu thập dữ liệu về thời gian sử dụng vòi hoa sen từ 86.000 lượt tắm. 

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, thời gian sử dụng vòi hoa sen trung bình là 6,7 phút. Một nửa số lần kéo dài từ 3,3 đến 8,8 phút.

Ian Walker, đồng tác giả nghiên cứu và cũng là giáo sư tâm lý học môi trường tại Đại học Swansea lưu ý trong một bài đăng trên X: “Chúng tôi đã loại trừ những lần sử dụng vòi hoa sen kéo dài hơn một giờ” .

Bằng cách kết hợp thời gian của mỗi đợt tắm với tốc độ dòng chảy của vòi hoa sen, nhóm nghiên cứu có thể tính toán lượng nước cần thiết cho mỗi lần sử dụng. Kết quả cho thấy ở bất kỳ là tốc độ dòng chảy nào, vòi sen có áp suất cao hơn có liên quan trực tiếp đến mức tiêu thụ nước thấp hơn.

Trong một buổi trao đổi với phóng viên của The Guardian GS. Walker cho biết, trong khi vòi sen có tốc độ dòng chảy thấp cung cấp ít nước hơn vòi hoa sen có tốc độ dòng chảy cao, thì vòi sen có áp suất cao lại tiêu thụ ít nước hơn. Bởi lẽ, chúng thường bị tắt sớm hơn so với các vòi hoa sen có áp suất thấp.

GS. Walker nhấn mạnh: “Điều tốt nhất giúp tiết kiệm nước sử dụng trên thế giới là áp suất cao, dòng chảy thấp". 

Mặt khác, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, việc có đồng hồ hẹn giờ hiển thị khi tắm có thể mang lại nhiều lợi ích hơn, giúp ngăn chặn thời gian tắm tăng dần qua các tuần.

Nhìn chung, nhóm nghiên cứu phát hiện: Vòi sen có áp suất cao và có hẹn giờ sử dụng trung bình tiêu thụ khoảng 17 lít nước. Trong khi đó, những vòi sen có áp suất thấp và không có hẹn giờ sử dụng gần 61 lít mỗi lần tắm. 

Nhóm nghiên cứu cho biết: “Bộ hẹn giờ thông minh đã giúp giảm 53% lượng nước tiêu thụ so với áp lực nước ở mức trung bình”.

Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn tồn tại những hạn chế, bao gồm cả việc không rõ kết quả sẽ có tác dụng ở mức độ nào trong môi trường nước.

Nhóm nghiên cứu cho biết thêm rằng cần nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu lý do tại sao việc tăng áp lực nước lại làm giảm mức tiêu thụ và mong muốn tìm ra giới hạn áp suất cao không còn tiết kiệm nước.

Walker cho biết: “Vòi sen có áp suất cao hơn chắc chắn sẽ có thời gian tắm ngắn hơn."

Theo ông, cần lý giải tại sao thời gian sử dụng vòi hoa sen áp suất cao lại ngắn hơn? Phải chăng là bởi chúng làm sạch nhanh hơn khiến người dùng hài lòng hơn và cảm thấy sạch sẽ hơn không?

Cameron Brick, Nhà tâm lý học môi trường tại Trường đại học Amsterdam (người không tham gia vào nghiên cứu) cho biết, điểm mạnh của nghiên cứu này là việc thu thập dữ liệu khách quan về việc sử dụng nước, nhưng ông nhấn mạnh nghiên cứu vẫn chưa chỉ rõ tại sao áp suất cao lại liên quan đến thời gian sử dụng vòi hoa sen ngắn hơn.

Ông Cameron Brick nói thêm: “Bằng chứng này được kết luận từ việc so sánh giữa mọi người, thay vì so sánh giữa các cá nhân”. “Bước tiếp theo có thể là thay đổi áp lực nước trong cùng một hộ gia đình, điều này sẽ cung cấp thêm những minh chứng hữu ích cho nghiên cứu". 

Khiêm Anh

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam tiếp đón Cục Cấp Thoát nước Thành phố Kitakyushu (Nhật Bản)

Lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam tiếp đón Cục Cấp Thoát nước Thành phố Kitakyushu (Nhật Bản)

Ngày 25/4/2024, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi với đại diện Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu (Nhật Bản). Tại đây, hai bên bày tỏ sự mong muốn mở rộng hợp tác và phát triển công nghệ xử lý nước U-BCF của Nhật Bản tại Việt Nam

Quốc tế 27/04/2024
Nâng cao hiệu quả xử lý nước với những ứng dụng đặc biệt của Chlorine

Nâng cao hiệu quả xử lý nước với những ứng dụng đặc biệt của Chlorine

Chất khử trùng Chlorine trong nuôi trồng thủy sản có vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường nước sạch và an toàn cho tôm, cá. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và tuân thủ các quy tắc an toàn giúp tối ưu hóa việc sử dụng hóa chất này, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.

Doanh nghiệp 19/04/2024
Nền tảng quản trị và điều hành doanh nghiệp 4.0 tại HueWACO vinh dự đạt Giải thưởng Sao Khuê 2024

Nền tảng quản trị và điều hành doanh nghiệp 4.0 tại HueWACO vinh dự đạt Giải thưởng Sao Khuê 2024

Giải pháp “Nền tảng Quản trị và điều hành Doanh nghiệp 4.0” của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) đã vinh dự đạt giải Sao Khuê 2024.

Doanh nghiệp 14/04/2024
Các nước phát triển hệ thống thoát nước, chống ngập như thế nào?

Các nước phát triển hệ thống thoát nước, chống ngập như thế nào?

Các quốc gia trên thế giới từ lâu đã chú trọng việc xây dựng và phát triển hệ thống thoát nước, chống ngập nhằm hạn chế thấp nhất những tác động của mưa lớn, lũ lụt đối với đời sống người dân.

Trung bình một lít nước đóng chai có thể chứa đến 1/4 triệu mảnh nhựa nano

Trung bình một lít nước đóng chai có thể chứa đến 1/4 triệu mảnh nhựa nano

Đó là kết quả nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, giúp người tiêu dùng hiểu rõ ảnh hưởng sức khỏe của nhựa nano và những có thể làm để giảm bớt mức độ phơi nhiễm.

Tuần lễ Nước Quốc tế Singapore 2024: Quản lý lũ lụt, thích ứng với biến đổi khí hậu

Tuần lễ Nước Quốc tế Singapore 2024: Quản lý lũ lụt, thích ứng với biến đổi khí hậu

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới đang phải đối phó với các thách thức do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Do đó, các quốc gia cần chung tay trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với nhau để tìm ra các giải pháp phù hợp.

Thu phí xử lý nước thải - Chìa khóa khơi thông "điểm nghẽn" thoát nước

Thu phí xử lý nước thải - Chìa khóa khơi thông "điểm nghẽn" thoát nước

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) về điểm mới trong dự thảo Luật Cấp Thoát nước, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế xã hội.

Phát triển hệ thống cấp nước an toàn thích ứng với nguồn nước ô nhiễm

Phát triển hệ thống cấp nước an toàn thích ứng với nguồn nước ô nhiễm

Nguồn nước cấp, đặc biệt là nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các hợp chất hữu cơ, các chất vi lượng do chất thải sinh hoạt, sản xuất và tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, cần xây dựng hệ thống xử lý nước tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế với giá thành phù hợp tại Việt Nam.

Trung Quốc: Phát hiện hệ thống 4.000 năm tuổi "vô hiệu hóa" lũ lụt bằng cách khó ngờ

Trung Quốc: Phát hiện hệ thống 4.000 năm tuổi "vô hiệu hóa" lũ lụt bằng cách khó ngờ

Trong khi các nhà chức trách Trung Quốc đang phải "đau đầu" giải quyết vấn đề thoát nước đô thị sau ngập lụt thì cách đây 4.000 năm, cha ông của họ đã "vô hiệu hóa" lũ lụt bằng phương pháp ít ai ngờ.

Nghe nhìn 07/03/2024
Top